Cây thuốc Bạch hoa xà thiệt thảo

bạch hoa xà thiệt thảo
bạch hoa xà thiệt thảo

Tên khác: Cỏ lưỡi rắn hoa trắng

Tên khoa học: Hedyotis diffusa Willd.

Họ: Cà phê (Rubiaceae)

Bộ phận dùng: Toàn cây

Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt giải độc, lợi niệu thông lâm, tiêu ung tán kết. Chữa phế nhiệt, hen suyễn, viêm họng, viêm Amydal, viêm đường tiết niệu, viêm đại tràng (trường ung). Dùng ngoài chữa vết thương, rắn cắn, côn trùng đốt.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 15 – 60g (khô) sắc uống. Dùng ngoài, giã nát đắp tại chỗ.

Một số chứng bệnh thường dùng cỏ nhọ nồi (bạch hoa xà thiệt thảo):

  • Nhọ nồi trị sốt cao, trúng thử, sốt xuất huyết, dùng 50 – 100g lá tươi cỏ nhọ nồi rửa sạch, giã vắt lấy dịch uống hoặc sắc uống.
  • Nhọ nồi trị sốt xuất huyết, sốt phát ban, cỏ nhọ nồi,  rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, mỗi vị 12g, sắc uống.
  • Cây nhọ nồi chữa rong kinh, rong huyết, cỏ nhọ nồi, sinh địa, hoài sơn, mỗi vị 16g, đương quy, thỏ ty tử, bạch thược, ích mẫu, mỗi vị 12g, hương phụ 10g, sắc uống, ngày một thang.
  • Nhọ nồi chữa chảy máu cam, đại, tiểu tiện ra máu, cỏ nhọ nồi, trắc bách diệp, huyết dụ, đều sao cháy, đồng lượng  12g, sắc uống, ngày một thang.
  • Nhọ nồi chữa động thai ra máu, cỏ nhọ nồi, ngải cứu, trắc bách diệp, tất cả đều sao cháy, mỗi vị 16g, củ gai , cành tía tô, mỗi vị 12g. Sắc uống, ngày một thang.
  • Nhọ nồi chữa tóc bạc sớm: Rửa sạch một nắm cỏ nhọ nồi vừa đủ, nấu cô đặc thành cao rồi cho thêm một lượng vừa phải nước gừng và mật ong. Nấu cho cô đặc lại lần nữa. Cho vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín và bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Khi dùng lấy 1 – 2 muỗng canh, hòa với nước đun sôi còn ấm hoặc cho thêm ít rượu gạo để uống 2 lần/ngày.
  • Nhọ nồi chữa chứng tưa lưỡi ở trẻ: Giã nát một ít lá nhọ nồi và lá hẹ, lấy nước cốt hòa với chút mật ong sau đó chấm lên lưỡi của bé. Làm 2 giờ/ lần sẽ giảm tưa lưỡi ở trẻ.
  • Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày: rửa sạch 200-300 gr cỏ nhọ nồi, xay nhuyễn, lọc lấy nước uống. Mỗi sáng nên uống 1 ly 200-250ml.
0965222806