Những trục trặc sức khỏe sản phụ sau sinh

Sinh con đối với bất kỳ người phụ nữ nào đều là hạnh phúc lớn lao, thiêng liêng. Vậy nhưng cùng với niềm vui được làm mẹ, phụ nữ cũng đối mặt với nguy cơ gặp trục trặc về sức khỏe, gây đau đớn, mệt mỏi, căng thẳng và thậm chí là nguy hiểm.

Sốt, nhiễm khuẩn hậu sản

hậu sản mòn
    Hậu sản là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở sản phụ
  • Hậu sản là khoảng thời gian từ  4-6 tuần sau sinh, lúc cơ thể người phụ nữ còn yếu và có những thay đổi lớn sau những vất vả của quá trình mang thai và sinh nở. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ trong tai biến sản khoa.
  • Nhiễm khuẩn hậu sản là các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục và xâm nhập vào cơ thể người phụ nữ bằng cách ngược dòng âm đạo hoặc cổ tử cung, hoặc qua các tổn thương của cơ quan sinh dục khi sinh. Thường gặp là nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm phúc mạc khu trú.
  • Ban đầu sản phụ có thể chỉ là sốt nhẹ trên 38 độ, đau tấy, sưng mủ chỗ bị viêm, sản dịch hôi, mệt mỏi, ăn uống kém. Nếu nặng sản phụ  hời bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng làm cho trạng thái toàn thân xấu đi, thậm trí có thể dẫn đến nhiễm trùng máu. Khi sốt sản phụ không nên lạm dụng thuốc hạ sốt mà nên đến bệnh viện kiểm tra.
  • Ngoài ra khoảng từ 7- 10 ngày sau khi sinh, sản phụ nên đi khám lại cho chắc chắn đã hồi phục sức khỏe và phát hiện những biến chứng nếu có. Trong trường hợp có cơn đau tử cung dữ dội hoặc sản dịch có màu đỏ tươi ra không ngừng, sản phụ cần ngay lập tức tới gặp bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời và phù hợp.

Ra máu nơi vùng kín

Sau khi sinh trong vòng 4 tuần đầu bạn sẽ thấy vùng kín của bạn ra máu, giống nguyệt san thông thường. Ban đầu máu có màu đỏ đen, kèm theo những cục máu nhỏ, sau đó máu sẽ tươi hơn, ít hơn chuyển thành màu hồng hoặc màu vàng ở những tuần kế tiếp. Nếu bạn thấy lượng máu chảy ra không có dấu hiệu thuyên giảm, kèm theo cảm giác đau bụng, sốt thì bạn nên tới bệnh viện trước khi quá muộn. Đó có thể là dấu hiệu của chứng băng huyết.

Căng sữa và tắc tia sữa

tắc tia sữa
Tắc tia sữa
  • Vài ngày sau khi sinh, vú cương to vì đã tiết sữa đầy đủ. Vú nóng, nặng cứng, có khi căng, đây là hiện tượng bình thường. Cho trẻ bú ngay thì các hiện tượng trên sẽ hết. Nếu vì lý do gì đó mà trẻ không bú được thì cần vắt sữa hoặc cho trẻ khác bú ( bú trực).
  • Sữa trong vú nếu không ra ngoài được do tia sữa bị tắc nghẽn, do viêm đầu vú hoặc nứt kẽ đầu vú, sẽ rất nhanh chóng bị nhiễm khuẩn dẫn đến viêm tuyến sữa, viêm ống sữa và cuối cùng là áp xe vú.
  • Để tránh áp xe vú phải xứ lý thật sớm tắc tia sữa, không để sữa bị ứ đọng trong vú. Hút bằng máy ít có tác dụng vì dễ làm phù quanh các ống dẫn sữa ở đầu vú. Chườm nóng, xoa bóp, nhờ một đứa trẻ lớn hơn, khỏe hơn bú ngay từ lúc mới tắc là biện pháp tốt nhất. Nếu đã tấy đỏ một vùng trên vú thì chườm nóng và vắt sữa là biện pháp thích hợp nhất.
  • Trong trường hợp đầu vú xước hoặc rạn nứt thì nên làm ẩm ướt đầu vú bằng glyxerin, thuốc mỡ corticoid tổng hợp hoặc nystatin. Nên vắt sữa vì nếu để trẻ bú thì người mẹ sẽ rất đau. Không rửa vú bằng xà phòng và không bôi cồn.

Đau đầu, nặng đầu, chân tay tê mỏi, cứng và đau cơ

đau đầu sau sinh
Đau đầu sau sinh

Sau sinh, người thiếu máu, huyết áp cao, người dùng thuốc tê phẫu thuật, người lao động quá nặng nhọc có thể dẫn đến đau đầu hoặc nặng đầu. Nếu ngủ đủ triệu chứng có thể giảm nhẹ, nếu thấy đau nghiêm trọng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ. Sau khi sinh sản phụ có thể bị phù hoặc thường xuyên mệt mỏi, có lúc còn xuất hiện triệu chứng tay chân tê, mỏi rã rời,.. những triệu chứng này mất dần cùng với sự phục hồi của cơ thể.


CẦN TƯ VẤN XIN LIÊN HỆDược sĩ Đại học NGUYỄN THỊ THƯỢC 

Địa chỉ: Công ty cổ phần Dược phẩm PQA - Xã Tân Thành - Huyện Vụ Bản - Tỉnh Nam Định
Số điện thoại: 0965222806- 0932233201
Email: pqathanhnam@gmail.com 

Có thể bạn quan tâm: 

  1. Táo bón sau sinh: Những vấn đề cần lưu ý
  2. Sa tử cung sau sinh: Dấu hiệu và cách chữa trị, phòng tránh tại nhà
  3. Bài thuốc đông y nổi tiếng chữa đau bụng sau sinh