Cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi

Táo bón là triệu chứng thường gặp ở trẻ em mà tỷ lệ cao nhất là trẻ em khoảng 2 tuổi. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe và tâm lý của bé, mẹ nên có biện pháp chữa trị sớm tránh những hậu quả không mong muốn về sau. Bài viết này sẽ giới thiệu một số phương pháp điều trị táo bón cho trẻ 2 tuổi mẹ có thể tham khảo

1. Biểu hiện táo bón ở trẻ 2 tuổi

Khi bị táo bón, trẻ có những dấu hiệu rất dễ nhận biết mẹ nên chú ý để phát hiện. Dưới dây là một số biểu hiện đặc trưng thường thấy khi bé 2 tuổi bị táo bón:

  • Số lần đi đại tiện của trẻ ít hơn bình thường, đặc biệt là những trường hợp không đi sau 4 ngày và bé có những triệu chứng không thoải mái.
  • Phân cứng, khô, to có thể lẫn máu hoặc chất nhầy.
  • Trẻ khó rặn và đau sau khi đi đại tiện, đôi khi phải cần đến sự trợ giúp mới có thể đi cầu được.

táo bón ở trẻ 2 tuổi

Biểu hiện táo bón của trẻ 2 tuổi

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ 2 tuổi

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ em 2 tuổi. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do thói quen sinh hoạt và thói quen ăn uống gây ra.

  • Uống thiếu nước: Ở độ tuổi này trẻ rất hiếu động , luôn vận động đùa nghịch với mọi thứ xung quanh khiến lượng nước thoát ra ngoài nhiều, đặc biệt là những ngày nắng nóng. Nếu trẻ không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày sẽ khiến phân bị khô cứng, gây ra táo bón.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ: Ở giai đoạn này, đa số các bé đều biếng ăn rau, dẫn đến chất xơ cung cấp cho cơ thể không đủ gây ra tình trạng táo bón.
  • Pha sữa cho trẻ không đúng công thức: Những trẻ lười ăn cơm, cháo bố mẹ thường bổ sung sữa công thức cho trẻ. Tuy nhiên nếu pha sữa không đúng theo công thức quy định có thể gây ra nguy cơ táo bón cho trẻ.
  • Trẻ ham chơi quên đi đại tiện: Do ham chơi nên bé thường nín nhịn đi đại tiện, nếu thói quen này lâu dần sẽ gây tích tụ phân bên trong đại tràng. Khi mất nước, phân bị thô cứng, mắc kẹt trong hậu môn gây ra tình trạng táo bón.
  • Trẻ không thoải mái khi đi vệ sinh: Bé 2 tuổi đã bắt đầu tập thói quen tập đi đại tiện. Việc yêu cầu trẻ thích nghi với chỗ vệ sinh mới sẽ khiến bé khó chịu, tâm lý đề phòng và nín nhịn. Phân bị nén lại chặt hơn, khô rắn hơn khiến trẻ khi đi ngoài.
  • Dùng thuốc có tác dụng phụ gây táo bón: Các loại thuốc chứa sắt, kháng sinh,… khiến bé bị nóng trong người, mất cân bằng đường ruột, gây ra tình trạng táo bón lâu ngày.
  • Bị tổn thương ở đường tiêu hóa: Trường hợp này chiếm khoảng 5% số ca bị táo bón ở trẻ em.

 

chua-tao-bon-1
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ 2 tuổi

3. Cách điều trị táo bón cho trẻ 2 tuổi

Điều trị táo bón cho trẻ em 2 tuổi không khó nhưng cha mẹ cần phải kiên trì mới có thể mang lại hiệu quả. Trước hết, cha mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra báo bón cho con để có biện pháp điều trị thích hợp, làm giảm nhanh triệu chứng táo bón.

3.1 Sử dụng thuốc Tây

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc và dược phẩm giúp hỗ trợ điều trị táo bón. Những thuốc này có tác dụng giúp bé đi cầu nhanh chóng nhưng bạn không nên tự ý sử dụng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ dùng.

Tuy nhiên, khi trẻ em 2 tuổi bị táo bón, bạn nên hạn chế dùng thuốc vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Dung thuoc tay

Bạn nên hạn chế dùng thuốc tây khi bé bị táo bón

3.2 Chữa táo bón cho bé 2 tuổi bằng các biện pháp dân gian:

Nếu như điều trị táo bón bằng Tây y sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé thì mẹ có thể áp dụng các phương pháp dân gian rất an toàn và hiệu quả. Bằng cách cho bé sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràng, tăng cường nhu động ruột, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Cách chữa táo bón cho trẻ 2 tuổi bằng rau má

Rau má là loại thực phẩm có tính mát, chứa nhiều chất xơ. Các thành phần dưỡng chất bên trong rau má như vitamin, Beta caroten, potassium,… rất tốt cho hệ tiêu hóa và sự phát triển của trẻ. Khi bé bị táo bón mẹ có thể sử dụng rau má nấu canh hoặc xay lấy nước cho bé uống rất hiệu quả.

 Nguyên liệu:

  • 100 gram rau má
  • Đường vừa đủ

 Cách thực hiện:

  • Rau má rửa sạch, cắt ngắn cho vào máy xay nhuyễn với 200ml nước sôi để nguội
  • Chắt lấy nước cốt đem nấu sôi cho bé uống
  • Mẹ có thể cho thêm đậu xanh nghiền nhuyễn vào nước rau má để tăng hiệu quả.
  • Cho bé uống 2 – 3 ngày/lần giúp bé đi tiêu dễ dàng

rau ma chua tao bon

Rau má chữa táo bón

Cách chữa táo bón cho trẻ 2 tuổi bằng vừng đen

Vừng đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng, bổ gan, chữa táo bón. Ngoài ra, trong mè đen còn chứa nhiều protein, methionin, cholin, phytin… rất tốt cho quá trình phát triển của bé.

 Cách thực hiện:

  • Mè đen rửa sạch bụi bẩn, đem phơi khô
  • Đem mè rang cho thơm rồi giã nhuyễn
  • Nấu cháo nhuyễn, trộn 2 thìa mè đen vào cháo cho bé ăn
  • Cho bé sử dụng 3 – 4 lần ngày giúp bé đi tiêu dễ dàng

 Lưu ý: Mẹ có thể sử dụng các biện pháp dân gian để kích thích hậu môn cho bé đi ngoài nhanh chóng. Tuy nhiên, những phương pháp không thể điều trị dứt điểm, mẹ không nên lạm dụng khiến mất đi phản xạ rặn tự nhiên của trẻ.

vung den chua tao bon

Vừng đen chữa táo bón

4. Cách phòng ngừa táo bón cho trẻ 2 tuổi

Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh táo bón cho trẻ 2 tuổi, mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho trẻ:

  • Tăng cường chất xơ trong thực đơn của trẻ: Mẹ nên cho trẻ sử dụng các loại rau củ tốt cho hệ tiêu hóa giúp phòng ngừa táo bón hiệu quả. Trường hợp bé kén ăn, mẹ có thể xay nhuyễn cho vào cháo hoặc sinh tố để thu hút trẻ.
  • Cho trẻ uống đủ nước: Bổ sung nước cho bé bằng nước lọc, nước canh hoặc là các loại nước ép hoa quả.
  • Luyện tập cho trẻ đi vệ sinh: Luyện tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào đúng một thời điểm trong ngày, cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi để tăng cường nhu động ruột giúp đi tiêu dễ dàng.
  • Thay đổi loại sữa phù hợp với trẻ: Mẹ có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn dinh dưỡng để lựa chọn loại sữa phù hợp với trẻ, giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.
  • Massage bụng cho bé: Mẹ nên xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ giúp tăng cường nhu động ruột, giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi.

Táo bón gây ảnh hưởng lớn đến thể chất và tâm lý của trẻ và có những tác hại không thể lường trước được. Khi trẻ có dấu hiệu bị táo bón cha mẹ nên có những giải pháp điều trị sớm nhất. Nếu sau khi thực hiện các phương pháp trên mà tình trạng táo bón của bé không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được kiểm tra và có biện pháp xử lý đúng cách.

Click me!