Nội dung chính
Bổ trung ích khí thang là sáng chế của danh y Lý Đông Viên, một trong bốn thầy thuốc lớn đời Kim, Nguyên, cũng là người đặt cơ sở cho học thuyết ‘Tỳ vị’ của Trung y.
Bài thuốc này được rất nhiều thầy thuốc đời sau áp dụng để điều trị cho bệnh nhân bị tỳ vị khí hư, biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, trướng bụng; hoắc bệnh nhân bị thiếu khí hạ hãm biểu hiện ở phân lỏng, ỉa chảy lâu ngày, thoát giang hay sa trực tràng, sa dạ con.
Vậy thành phần, cơ chế tác dụng cũng như cách dùng bài “Bổ trung ích khí” như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi.
Thành phần của bài Bổ trung ích khí
Dược điển Việt Nam 5 có ghi lại thành phần của Viên hoàn Bổ trung ích khí bao gồm:
- Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei): 100g
- Đảng sâm (Radix Codonopsis pilosulae): 30g
- Cam thảo (Radix Glycyrrhizae): 30g
- Bạch truật (Radix Atractylodis macrocephalae): 30g
- Đương quy (Radix Angelica sinensis): 20g
- Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae): 30g
- Sài hồ (Radix Bupleuri): 30g
- Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): 30g
- Gừng tươi (Rhizoma Zingiberis): 12g
- Đại táo (Fructus Ziziphi jujubae): 102g
- Mật ong vừa đủ (Mel q.s): 1000g
Tùy vào thể bệnh cũng như từng bệnh nhân mà các thầy thuốc có thể gia giảm thêm một số vị thuốc khác vào bài bổ trung ích khí, tuy nhiên thành phần chính của bài thuốc này luôn bao gồm 8 vị thuốc.
Đó là: Hoàng kỳ, Sâm (Nhân sâm hoặc Đảng sâm), Cam thảo, Đương quy, Bạch truật, Thăng ma, Sài hồ, Trần bì.
Tác dụng của thuốc bổ trung ích khí
Công năng:
Bổ trung ích khí, thăng dương, cử hãm.
Chủ trị:
- Chứng tỳ vị hư: Ăn kém, mệt mỏi tự ra mồ hôi hoặc thấy phát sốt, mạch hư vô lực.
- Chứng tỳ khí hư hãm gây sa giáng nội tạng: Sa dạ dày, sa trực tràng, sa sinh dục, trĩ
- Chứng chảy máu kéo dài do rong kinh, rong huyết, huyết tán … do tỳ hư không thống huyết.
- Chứng sốt cơ năng kéo dài: người mệt mỏi, tay chân vô lực, bụng đầy, khát không muốn uống, đại tiện lỏng, hay nôn.
>>> Xem thêm: Chữa sa tử cung bằng phương pháp Y học cổ truyền
Chống chỉ định:
- Người bị nhiệt lỵ mới phát, ra mồ hôi trộm, đau đầu, mất ngủ do huyết áp, thổ huyết, nục huyết (chảy máu cam), khí nghịch, suyễn thổ cấp.
- Các chứng bệnh của trẻ em, dùng bài Bổ trung phải nên thận trọng (trẻ em còn thuần dương, tính của dương ưa bốc lên, giờ nếu lại cho uống loại thuốc thăng đề, tất sẽ gây thành “trạng thái dương trơ trọi” rất tai hại).
- Kiêng ăn các thứ sống, lạnh khi đang dùng thuốc
Giải thích phương thuốc bổ trung thang
Các vị thuốc làm nên Bổ trung ích khí thang
Bài Bổ trung ích khí thang chuyên chữa các chứng đói no thất thường, làm lụng quá sức gây tổn thương Tỳ, Vị.
- Khi Tỳ, Vị bị tổn thương, Phế khí bị tà. Phế là gốc của khí, cho nên dùng Hoàng kỳ để bổ Phế và bền chặt ngoài biểu (da) làm Quân. Tỳ, Vị một khi bị hư, Phế khí sẽ bị tuyệt trước, vị Kỳ sẽ giúp ích bì mao, vít chặt tấu lý (lỗ chân lông), không để cho đổ mồ hôi làm tổn thương nguyên khí nữa.
- Vị Đảng sâm, Cam thảo để bổ Tỳ, ích khí, hòa trung, tả hỏa làm thần.
- Vị Bạch truật có công năng làm ráo khí thấp và khỏe tỳ, Đương quy có công năng làm nhuận thổ và hòa huyết, dưỡng âm làm tá.
- Thăng ma, Sài hồ thăng cử thanh dương hãm ở dưới, là sứ dược trong bài thuốc bổ khí.
- Trần bì cho khí được thông lợi. Trần bì dùng chung với các vị thuốc bổ thời bổ, dùng một mình thời tả. Những người Tỳ khí rối loạn ở trong hông ngực là do khí trong với khí đục làm xáo lộn, cho nên dùng Trần bì không cạo bỏ xơ trắng ở bên trong để cho nó điều chỉnh lại; hơn nữa, nó còn có tác dụng giúp thanh khí dẫn lên để làm cho thăng tán bỏ khí trệ, giúp các vị tân, cam cũng làm việc. Do đó, khí trong thăng lên, khí đục sẽ giáng xuống.
Xét chung cả bài, vừa bổ khí kiện tỳ để trị gốc của khí hư, lại thăng đề dương khí bị hãm ở dưới, để khiến cái đục giáng xuống, cái trong thăng lên, do đó điều hòa tỳ vị, tinh khí của gạo nước sinh hóa có nguồn, các chứng hư khí của vị sẽ tự hết. Mọi thứ thoát xuống, sa xuống đều tự trở về đúng vị trí.
Ngày nay người ta thường dùng bài này để trị sa dạ dày, trĩ, bong sa niêm mạc dạ dày, sa thận, sa tử cung, nhược cơ nặng, viêm gan mạn tính, viêm ruột, đái đục như cháo, trẻ em tiêu chảy, chứng giảm bạch cầu, tiêu chảy lâu ngày, băng lậu huyết rong kinh.
Dược lý hiện đại nghiên cứu cho thấy bài thuốc này có tác dụng tăng cường miễn dịch, điều chỉnh nhu động ruột, phòng ngừa thiếu máu, tăng cường sinh lực.
Ứng dụng bài Bổ trung ích khí trong các sản phẩm của Dược phẩm PQA
PQA có ứng dụng bài thuốc kinh điển của thần y Lý Đông Viên vào hai sản phẩm đó là:
- PQA Ích khí thăng dương có công dụng điều bổ tỳ vị, thăng dương ích khí, hỗ trợ giảm các triệu chứng sa tử cung, sa dạ dày, trĩ.. Dùng cho người bị sa tử cung, sa dạ dày, trĩ
- PQA Thăng dương khí có công dụng giúp nhuận tràng, tăng tính bền của thành mạch. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Dùng cho người bị trĩ với các biểu hiện: chảy máu, sa búi trĩ, đau rát hậu môn
Mọi thông tin chi tiết về cách sử dụng sản phẩm bạn có thể liên hệ với Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Thược: 0965 222 806 – 0932 233 201 để được tư vấn.
Tham khảo:
- Bộ Y tế (2018), Dược điển Việt Nam V, tập 2, Nhà xuất bản Y học.
- Bộ Y tế (Vụ khoa học và đào tạo) (2006), Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học.
- Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (2005), Hải thượng y tông tâm lĩnh, tập 1, Nhà xuất bản Y học.