Nội dung chính
Táo bón là một trong những nỗi phiền muộn của người cao tuổi bởi ăn được nhưng giải quyết ra lại khó. Bệnh không những gây phiền toái mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, nếu tình trạng này kéo dài không điều trị kịp thời rất dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính hoặc trĩ, ung thư đại tràng ở người cao tuổi. Chính vì vậy, điều trị bệnh ngay từ đầu là điều cần thiết.
Vì sao người già hay bị mắc bệnh táo bón?
Táo bón là một trong những rối loạn tiêu hóa khá phổ biến ở hầu hết mọi người. Theo thống kê, có ít nhất 34% người cao tuổi là nữ và 25% người cao tuổi nam mắc phải căn bệnh khó chịu này.
Theo nhiều nghiên cứu cho hay, chức năng vận động của ruột trong việc đại tiện ở người già thường không có nhiều thay đổi. Do đó, thời gian lưu hành của phân trong ruột già bình thường, không chậm và sự thúc đẩy phân ra ngoài cũng không bị trì hoãn. Tuy nhiên, vì một lý do tác động nào đó, chức năng hoạt động co bóp của ruột già bị chậm lại dẫn đến tình trạng táo bón ở người già.
Nguyên nhân gây táo bón ở người cao tuổi
Có thể là do:
- Lười hoặc ít vận động: Do sức khỏe không đảm bảo cộng với việc mắc phải các bệnh lý về xương khớp như loãng xương, viêm khớp hoặc thoái hóa khớp nên các hoạt động thể chất của người cao tuổi giảm dần. Việc giảm vận động có thể dẫn đến giảm nhu động ruột và giảm bài tiết ở ruột, làm tăng khả năng mắc bệnh táo bón.
- Chế độ ăn thiếu nước và ít chất xơ: Lớn tuổi, khả năng nhai nuốt và tiêu hóa kém dần. Bên cạnh đó, hầu hết người cao tuổi thường có xu hướng ăn rất ít chất xơ dẫn đến chế độ dinh dưỡng thiếu hụt chất xơ làm tăng nguy cơ bị táo bón ở người già.
- Hệ tiêu hóa hoạt động kém: Càng lớn tuổi, hệ tiêu hóa hoạt động không còn hiệu quả như trước, chức năng hoạt động giảm khiến nhu động ruột giảm nên khi thức ăn xuống tới ruột già thường khó tiêu. Điều này dẫn đến hiện tượng khối phân di chuyển trong ruột già chậm chạp, trở nên cứng dần và khó tống xuất ra khỏi hậu môn.
- Uống không đủ nước: Một số trường hợp bệnh mạn tính như suy tim, u xơ tiền liệt tuyến hoặc chứng tiểu đêm nên hạn chế uống nhiều nước. Đây chính là lý do khiến cơ thể, đặc biệt là hệ đường ruột thiếu nước, làm giảm chức năng bài tiết dẫn đến táo bón.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón ở người già
Việc nhịn tiểu hoặc kéo dài tình trạng đi tiểu diễn ra thường xuyên trong thời gian dài chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón ở người cao tuổi. Hơn nữa, sử dụng chất kích thích, đặc biệt là cà phê và rượu có thể khiến cơ thể mất nước, làm giảm lượng nước trong đường ruột gây chứng táo bón.
Bên cạnh đó, bệnh trĩ cũng chính là yếu tố gây bệnh táo bón. Nguyên nhân là do người bệnh thường có xu hướng nhịn đại tiện vì sợ đau và chảy máu. Ngoài ra có thể kể tên một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón ở người cao tuổi như:
- Do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có chứa chất tannin, thuốc có tác dụng nhuận tràng hoặc thuốc bao bọc niêm mạc có chứa nhôm có thể khiến chất bã khô và khó tống xuất ra ngoài vì nước được ruột hấp thu trở lại. Tình trạng này nếu kéo dài gây táo bón.
- Sau phẫu thuật ổ bụng
- Do mắc bệnh suy tuyến giáp
Triệu chứng nhận biết chứng táo bón ở người cao tuổi là gì?
Theo định nghĩa, táo bón là tình trạng đặc trưng bởi rối loạn cảm giác đại tiện. Khi đó, phân trở nên rắn cứng và số lần đại tiện thường nhỏ hơn 3 lần/ tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh, đặc biệt là người cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên), triệu chứng táo bón có thể nhận biết như sau:
- Có cảm giác đau khi đại tiện
- Bụng chướng hơi
- Sút cân
- Thiếu máu
- Phân rắn, cứng và có thể lẫn máu
- Đột ngột thay đổi khuôn phân
Khi gặp phải các biểu hiện nêu trên, người bệnh nên tiến hành thăm khám sớm, bởi đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.
Cách trị táo bón ở người già
Một trong những cách trị táo bón ở người già là cần thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp. Để cải thiện triệu chứng táo bón, bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng, người cao tuổi cũng nên lựa chọn phương pháp chế biến phù hợp, giúp dễ tiêu hóa và hấp thu.
Đồng thời, nên tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây giúp cung cấp chất xơ cho cơ thể. Một số loại thực phẩm tốt đối với hệ tiêu hóa của người già như rau dền, rau mồng tơi, rau đay, rau khoai lang,…
Bên cạnh đó, người lớn cũng nên hạn chế việc sử dụng thức ăn cay nóng, chứa nhiều chất béo no và đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia,… Đồng thời để đề phòng bệnh táo bón, người cao tuổi nên tăng cường bổ sung nước, uống ít nhất 1,5 lít nước trong ngày.
Mặt khác, tập thể dục với các động tác nhẹ nhàng cũng là yếu tố kích thích nhu động ruột hoạt động, giảm triệu chứng táo bón. Ngoài ra, tạo thói quen đi đại tiện mỗi ngày cũng chính là cách giảm nguy cơ táo bón tái phát.
Thuốc tây trị táo bón
Ngoài các cách trị táo bón ở người già nêu trên, người bệnh có thể sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng bệnh. Thông thường, thuốc trị táo bón ở người già được chia thành nhiều dạng khác nhau. Điều này phụ thuộc vào tính chất và mục đích sử dụng của thuốc.
Một số loại thuốc trị táo bón ở người có thể kể tên như sau:
+ Nhóm thuốc trị táo bón tạo khối
Bao gồm thuốc metamucil và igol, đều là thuốc có tác dụng nhuận tràng điều trị bệnh táo bón và trĩ. Nhóm thuốc này có chứa chất sợi, chất xơ và chất nhầy được chiết xuất từ các nguyên liệu tự nhiên. Nhóm thuốc trị táo bón tạo khối này khi vào cơ thể có tác dụng hút nước làm tăng thể tích của phân, đồng thời kích thích nhu động ruột hoạt động làm tăng phản xạ đi đại tiện tự nhiên. Nhóm thuốc này thường can thiệp tự nhiên nên khá an toàn. Tuy nhiên, chúng cho tác dụng chậm hơn các loại thuốc trị táo bón ở người già khác. Một trong những nhược điểm là thuốc có thể lên men trong ruột già dẫn đến hiện tượng sình bụng hoặc đau quặn ở bụng. Bên cạnh đó, thuốc không được sử dụng ở những đối tượng mắc bệnh tắc nghẽn ruột.
+ Nhóm thuốc có tác dụng thẩm thấu
Nhóm thuốc này chứa đường và muối vô cơ có tác dụng nhuận tràng. Khi uống vào, thuốc giúp giữ nước trong đường ruột, làm phân mềm và đẩy ra ngoài dễ dàng hơn. Một số loại thuốc thuộc nhóm thẩm thấu như lactitol, sorbitol, lactulose và folax.
+ Thuốc làm mềm phân
Thuốc poloxamer và docusate có tác dụng làm mềm phân nhờ tính hút nước, nhờ đó giúp phân dễ di chuyển và tống xuất ra ngoài dễ dàng hơn.
+ Thuốc làm trơn
Thường làm trơn có chứa khoáng chất thường được dùng dưới dạng bơm hậu môn. Thuốc có thể gây kích ứng và làm tổn thương niêm mạc trực tràng. Vì vậy, bệnh nhân nên thận trọng khi sử dụng.
>> Xem thêm: Chấm dứt ngay táo bón theo Y học cổ truyền
Thảo dược trị táo bón ở người già
Một cách trị táo bón ở người già không thể không kể đến là sử dụng thảo dược tự nhiên. Một số loại thảo dược có tác dụng làm giảm nóng trong, làm mát và thanh lọc cơ thể, đồng thời có tác dụng nhuận tràng và trị táo bón có thể kể đến như:
+ Nha đam
Là vị thảo dược tự nhiên được nhiều người biết đến với tác dụng nhuận tràng, giúp hỗ trợ điều trị bệnh táo bón cấp tính. Liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 10 tuổi thường là 0,04 – 0,11 gram dịch ép khô. Nha đam có tác dụng điều trị táo bón ở người già khá nhanh. Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng thảo mộc thiên nhiên này để cải thiện bệnh trong thời gian dài, vì chúng có thể gây mất nước và tiêu chảy. Ngoài ra, những đối tượng sau đây không nên sử dụng nha đam để chữa táo bón như:
- Hẹp hoặc tắc ruột
- Táo bón mạn tính
- Viêm ruột kết loét
- Hội chứng ruột kích thích
- Mất điện giải ở mức độ nặng
- Mất trương lực
+ Phan tả diệp
Phan tả diệp được xem là một trong những vị thuốc trị táo bón ở người già hiệu quả. Nhờ chứa nhiều hoạt chất antharanoid, nguyên liệu này có tác dụng tẩy xổ và nhuận tràng, giúp điều trị táo bón. Người bệnh chỉ cần sử dụng 3 – 4 gram phan tả diệp sắc thuốc uống giúp nhuận tràng hoặc 5 – 7 gram với mục đích tẩu xổ.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc nên kiêng sử dụng thuốc điều trị táo bón ở những trường hợp người bị co thắt hoặc viêm đại tràng, phụ nữ đang mang thai. Trên đây là thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách trị táo bón ở người già. Để điều trị bệnh dứt điểm người bệnh cần tuân thủ đúng theo biện pháp chữa trị bác sĩ đề ra. Đặc biệt nên chú ý đến chế độ ăn và tập luyện khoa học.
Bài viết liên quan:
- Làm thế nào để đi đại tiện đều đặn hàng ngày ❓❓❓
- Tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón?
- PQA Nhuận Tràng: Cơ chế tác dụng
- Đau bụng do táo bón – Cách giảm đau và giúp đi cầu nhanh