Cây cúc mốc – Đặc điểm và công dụng

Cây cúc mốc từ lâu đã trở thành một phần quen thuộc trong đời sống của người Việt, được ví như “liều thuốc” từ thiên nhiên ban tặng.

Đặc điểm của cây cúc mốc

Theo một số tài liệu, cúc mốc có nguồn gốc ở Đài Loan. Hiện tại, loài này phân bố nhiều nơi như Malaysia, Lào, Việt Nam… Ở nước ta, cây thường được trồng làm cảnh hoặc thu hái lá quanh năm.
Cúc mốc là loài cây dẻo dai có thể sống nhiều năm, ưa sáng, khả năng chịu khắc nghiệt cao và ít sâu bệnh nên rất dễ trồng, cũng như chăm sóc. Cây có thể tồn tại trong môi trường nhiều dinh dưỡng, ra hoa quả nhiều. Đặc biệt loài này có tốc độ sinh trưởng nhanh, không chỉ có thể tái sinh tự nhiên từ hạt mà còn có khả năng tái sinh mạnh mẽ từ các đoạn thân, cành khi được giâm xuống đất. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thì cách giâm cành hiệu quả hơn.

cây cúc mốc

Công dụng của cây cúc mốc

Cây cúc mốc thường được nhiều gia đình trồng làm cây cảnh. Cúc mốc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, mùi thơm nhẹ, có tác dụng giải cảm, sốt, ho, viêm họng, nhức đầu, ăn uống chậm tiêu hoặc lên sởi, mẩn ngứa, dùng 10 – 20g sắc uống.
Ngoài ra dùng chữa phụ nữ khi hành kinh bị cảm hay phát sốt với liều như trên và giã đắp mụn nhọt sưng lở.

Bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu về cây cúc mốc, bao gồm những đặc điểm, công dụng của cây. Từ đây, bạn có thể biết cách sử dụng hiệu quả loại cây này để nâng cao sức khỏe.

Nguồn: Sách Chữa bệnh bằng cây lá quanh nhà – NXB Văn hóa Dân tộc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *