Nội dung chính
Chảy máu cam hay chảy máu mũi là một tình trạng phổ biến, trẻ em dưới 10 tuổi và người lớn trên 50 tuổi thường gặp nhiều hơn. Đây là tình trạng xuất huyết mũi khi các mao mạch mũi vì lý do nào đó bị vỡ, khiến máu chảy ra. Đa phần các trường hợp triệu chứng này xuất hiện đều ít nguy hiểm, tình trạng không nghiêm trọng và có thể xử lý bằng sơ cứu thông thường. Tùy theo từng trường hợp mà chảy máu cam có thể nguy hiểm hay không. Để biết thêm về tình trạng này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Chảy máu cam là gì
Đây là tình trạng có máu chảy ra từ một bên hoặc cả 2 bên mũi. Hầu hết các trường hợp chảy máu cam đều xuất hiện ở một bên mũi, ít khi xuất hiện ở cả 2 mũi. Đây không phải là một bệnh, mà là triệu chứng chung do nhiều nguyên nhân gây nên.
Dấu hiệu
Các dấu hiệu của chảy máu cam bao gồm chảy máu từ một hoặc hai bên mũi, máu cũng có thể chảy xuống thành sau họng gây khạc, ho hoặc nôn ra máu. Sau khi bị chảy một lượng khá nhiếu máu từ mũi, khi đi ngoài bạn có thể thấy phân màu đen hoặc màu hắc ín, điều đó có nghĩa là bạn đã nuốt vào một lượng lớn máu.
Những loại hình chảy máu cam
Dựa vào vị trí chảy máu có thể chia thành 2 loại:
- Chảy máu mũi trước
Có thể nói, đến 90% các trường hợp chảy máu cam là chảy máu ở mũi trước. Gọi là chảy máu mũi trước nếu máu chảy ra từ vị trí vách ngăn 2 lỗ mũi nơi có chứa hệ thống mạch máu dày đặc và dễ vỡ. Thường những trường hợp này, máu sẽ chảy ở một bên mũi với lượng ít nhưng có thể kéo dài. Máu sẽ ngừng chảy nếu được sơ cứu và xử lý kịp thời.
Chảy máu mũi trước là tình trạng phổ biến ở những vùng khí hậu hanh khô hoặc có môi trường khô như việc dùng lò sưởi hay máy điều hòa trong thời gian dài. Niêm mạc khô khiến vách ngăn mũi có vảy, nứt nẻ và chảy máu.
- Chảy máu mũi sau
Chỉ 10% các trường hợp chảy máu ở mũi là do xuất phát từ các phần sâu trong mũi. Thường gặp ở những người bị chấn thương vùng mặt mũi, người cao huyết áp hoặc người cao tuổi.
Lúc này, chảy máu mũi có thể diễn ra với lượng máu nhiều và chảy ở cả 2 bên mũi, có thể chạy về phía sau rồi xuống cả cổ họng. So với chảy máu trước thì chảy máu sau nguy hiểm hơn do khó kiểm soát hơn. Nếu không được phát hiện và can thiệp đúng cách có thể khiến bệnh nhân rơi vào cơn nguy kịch.
Thông thường, khó để nhận biết chảy máu mũi trước hay sau. Cả hai đều có thể khiến cho máu chảy về phía sau cổ họng nếu bạn nằm ngửa. Nhưng tình trạng chảy máu cam sau nghiêm trọng hơn nhiều. Bạn cần phải đến cơ sở y tế để được giúp đỡ kịp thời.
Dựa vào tình trạng bệnh chảy máu mũi được chia làm 3 mức độ: nhẹ, vừa, nặng
- Mức độ nhẹ
Thường do chấn thương nhẹ như khi ngoáy mũi hoặc do người bệnh mắc các bệnh như cúm, thương hàn… Tuy nhiên ở một số người khoẻ mạnh có thể tự nhiên bị chảy máu mũi. Soi mũi thấy máu chảy ra từ điểm mạch hoặc động mạch nhưng không nhiều, chảy từng giọt với số lượng ít hơn 100ml và có xu hướng tự cầm.
- Mức độ vừa
Là hiện tượng máu chảy thành dòng ra ngoài lỗ mũi hoặc chảy xuống họng, số lượng khoảng từ 100 – 200ml. Có thể do chảy máu mao mạch của toàn bộ niêm mạc mũi.
- Mức độ nặng
Do động mạch mũi với các bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, xơ gan…bị tổn thương, máu chảy nhiều thành dòng kéo dài khiến bệnh nhân kích thích, hốt hoảng, môi mặt xanh nhợt, tụt huyết áp, số lượng máu mất nhiều hơn 200ml, hay gặp ở bệnh nhân lớn tuổi có bệnh mạn tính hoặc do chấn thương gây tổn thương động mạch sàng và thường chảy máu khó cầm.
Quan điểm của đông y về chảy máu cam
Y học cổ truyền cho rằng, chảy máu cam là do nguyên nhân “huyết nhiệt” gây ra “huyết nhiệt sinh phong”, tức cơ thể ở trạng thái nhiệt sẽ làm cho “bức huyết vong hành”, tức là gây xuất huyết; mà trong trường hợp này là xuất huyết ở mũi.
Huyết nhiệt là do uống nhiều thuốc tân dược, ăn nhiều đồ cay nóng, uống nhiều bia rượu hoặc do thời tiết nóng nực hanh khô.
Nguyên nhân chảy máu cam
Niêm mạc lót phía trong mũi chứa nhiều mạch máu nhỏ. Những mạch máu này nằm sát bề mặt nên rất dễ bị tổn thương và gây chảy máu mũi
>>Hai nguyên nhân thường gặp nhất gây chảy máu mũi là:
- Không khí khô. Khi niêm mạc lót trong hốc mũi bị khô đi, chúng dễ dàng bị chảy máu và nhiễm trùng hơn
- Ngoáy mũi, day mũi hoặc chà xát quá mạnh. Thường xảy ra nhất ở trẻ em
>> Những nguyên khác ít gặp hơn đó là:
- Viêm mũi xoang (nhiễm trùng mũi xoang)
- Viêm mũi dị ứng
- Cảm lạnh
- Dị vật mũi, chẳng hạn như hạt cườm, viên bi…. Đặc biệt lưu ý ở trẻ nhỏ.
- Bệnh máu khó đông, ví dụ như hemophilia
- Uống thuốc Aspirin
- Sử dụng thuốc kháng đông, ví dụ như warfarin and heparin
- Hít phải các hóa chất gây kích ứng niêm mạc mũi, như Amoniac (NH3)
- Sử dụng Cocaine
- Vẹo vách ngăn
- Thuốc xịt mũi, nếu dùng quá thường xuyên và không đúng chỉ định của bác sĩ.
- Viêm mũi không do dị ứng
- Chấn thương mũi
>> Chảy máu cam cũng có thể do những nguyên nhân hiếm gặp sau:
- Uống rượu, bia
- Bệnh giãn mạch chảy máu di truyền (tên tiếng anh Hereditary hemorrhagic telangiectasia)
- Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
- Bệnh bạch cầu cấp (hay bệnh máu trắng)
- Polyp mũi xoang
- Sau phẫu thuật mũi xoang
- Mang thai
*Lưu ý: Thông thường, chảy máu mũi không phải là triệu chứng hay hậu quả của bệnh tăng huyết áp. Nhưng huyết áp tăng cao có thể khiến cho tình trạng chảy máu mũi của bạn kéo dài và nặng hơn.
* Trong y học cổ truyền, nguyên nhân chảy máu cam gây bệnh thường không chỉ do tổn thương ở mũi mà còn do chức năng hoạt động các tạng phế, can, thận, tỳ, vị thiếu điều độ mà sinh bệnh.
* Theo y học cổ truyền, chảy máu cam được xếp vào nhóm chứng bệnh tích nhiệt, dân gian quen gọi là nóng trong.
Có 3 nguyên nhân cơ bản gây ra “tích nhiệt” trong cơ thể
- Ngũ khí hóa hỏa: tức là xâm nhập của các yếu tố gây bệnh bên ngoài ví dụ phong (gió) hàn (lạnh), táo (khô), thấp (ẩm), thủy, hỏa …. tích tụ lâu ngày trong cơ thể
- Ngũ trí hóa hỏa: là các yếu tố căng thẳng về mặt thần kinh lâu ngày
- Nội thương hóa hỏa: các lục phủ ngũ tạng bị bệnh lý thuốc về nhiệt.
Tích nhiệt dẫn tới tổn thương tân dịch gây háo nước, tiểu vàng, môi khô, cảm giác phát sốt về buổi chiều.
Tích Nhiệt cũng dẫn tới hóa hỏa bức huyết vong hành gây chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi ngoài ra máu, xuất huyết dưới da.
Cách chữa trị chảy máu cam
Sơ cứu tại nhà
– Đưa cơ thể về tư thế ngồi, đầu hơi cúi về phía trước. Ở tư thế ngồi, áp lực máu trong tĩnh mạch ở vùng mũi giảm, giúp máu không chảy thêm. Ngồi ngả người về phía trước nhằm tránh máu chảy xuống họng gây nôn. Nếu có thể thì nên khạc nhổ máu trong cổ họng và miệng ra ngoài.
– Bóp cánh mũi. Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt hai cánh mũi trong vòng 10 đến 15 phút, thở bằng miệng. Việc này thường giúp máu ngừng chảy. Có thể sử dụng bông có tẩm thuốc co mạch để sâu vào vị trí chảy máu.
– Nếu sau 10 – 15 phút máu còn chảy, nhắc lại các bước trên trong 10-15 phút tiếp theo. Trường hợp vẫn tiếp tục không cầm được máu, cần đến cơ sở y tế để được xử trí.
– Để phòng tránh chảy máu lại: không ngoáy mũi và cúi người trong vòng vài giờ kể từ sau khi chảy máu mũi. Tránh cuối đầu xuống thấp vì có thể làm tăng áp lực ở mạch máu niêm mạc mũi. Nên giữ đầu ở tư thế cao hơn tim.
Đối với trường hợp trẻ nhỏ bị chảy máu mũi cần phụ huynh cần làm theo các bước sau:
- Xác định bên chảy máu bằng cách lau sạch cửa mũi trước 2 bên, cho trẻ cúi người về phía trước để xác định bên chảy máu.
- Cầm máu đúng cách cho trẻ qua động tác rất đơn giản là dùng ngón tay trỏ đè cánh mũi vào vách ngăn trong khoảng 5 – 10 phút là máu sẽ ngừng chảy, sau đó cho trẻ nằm nghỉ. Tuyệt đối không cho trẻ nuốt máu vào bụng. Nếu máu chảy xuống họng bạn nên cho trẻ nằm nghiêng và nói trẻ dùng lưỡi đẩy máu ra mỗi 2 – 4 phút để theo dõi lượng máu mất.
- Động viên và an ủi trẻ để trẻ không bị hoảng sợ khi nhìn thấy máu.
*Lưu ý: Khi bị chảy máu cam, không nên ngả đầu về phía sau vì máu sẽ chảy vào cổ họng, khí quản gây nên các vấn đề về hô hấp. Nếu có thể thì nên khạc nhổ máu trong cổ họng và miệng ra ngoài.
Xem thêm: Kinh nghiệm bỏ túi: Xử lý chảy máu cam ở trẻ nhỏ
Khi nào cần tới bác sĩ
Nên đến gặp bác sĩ ngay nếu chảy máu mũi trong các tình huống sau:
– Chảy máu cam kèm chấn thương vùng mũi gây đau đớn, sưng nhức.
– Chảy máu mũi do chấn thương vùng đầu, dù có hoặc chưa có triệu chứng đau nhức đầu thì vẫn cần đi khám kiểm tra.
– Chảy máu cam không ngừng được dù có cấp cứu y tế sau 20 phút.
– Gãy mũi do chấn thương.
– Chảy máu mũi thường xuyên, lặp lại nhiều lần.
– Chảy máu cam kèm đau đầu, choáng váng, nôn nao kéo dài.
– Bệnh nhân bị bệnh lý rối loạn đông máu, đang điều trị hóa trị hoặc sử dụng thuốc khó đông máu như aspirin, warfarin,…
Nếu máu chảy quá nhiều mà không can thiệp dừng được có thể khiến cơ thể thiếu máu, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mắt hoặc ngất xỉu. Ngoài ra, nếu chảy máu cam nhiều liên quan tới bệnh lý tim mạch, huyết áp, nhất là có sự thay đổi môi trường đột ngột hoàn toàn có thể gây đột quỵ và tử vong. Vì thế, đừng lơ là những dấu hiệu sức khỏe, bệnh lý của cơ thể dù là nhỏ nhất.
Không nên tự lái xe đến bệnh viện nếu bạn đang chảy nhiều máu. Bạn nên gọi xe cấp cứu hay nhờ người khác chở đi.
Các phòng ngừa tái phát chảy máu mũi
- Giữ ẩm cho niêm mạc mũi. Đặc biệt trong những tháng lạnh, hanh khô. Khi thời tiết khô hanh, nóng, cần đeo khẩu trang bảo vệ mũi
- Dùng máy làm ẩm không khí.
- Dùng nước muối sinh lý xịt mũi. Xịt mũi bằng nước muối sinh lý giúp làm ẩm niêm mạc mũi. Bạn có thể dễ dàng mua nước muối sinh lý xịt mũi ở các quầy thuốc. Khi bạn cảm thấy mũi bị khô, hãy xịt 1-2 nhát vào mỗi bên mũi.
- Không nên ngồi điều hòa quá lâu, cần thường xuyên thay đổi không khí sinh hoạt và làm việc.
- Ăn uống đủ chất, đặc biệt là bổ sung đầy đủ vitamin C.
- Đừng bôi Vaseline, dầu khoáng hoặc sản phẩm dạng dầu khác (như dầu dừa) vào bên trong mũi. Đặc biệt ở trẻ, nếu trẻ hít phải một lượng nhỏ những chất này vào phổi, cũng có thể gây viêm phổi.
- Cắt móng tay cho trẻ. Trẻ thường hay ngoáy mũi làm tổn thương niêm mạc dẫn đến chảy máu. Vì vậy bạn nên thường xuyên cắt ngắn móng tay cho trẻ.
Xem thêm: [Infographic] 7 loại trái cây giúp thanh nhiệt, mát gan
Từ các nguyên nhân trên mà y học cổ truyền đã đề cập ở phần trên, đông y cũng đề xuất một số giải phảp trị chảy máu cam từ căn nguyên như sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý, tránh thừa dinh dưỡng, tránh ăn những thứ cay nóng như riềng, tỏi, ớt và các chất gây dị ứng, tránh xa rượu, bia, thuốc lá, cafe…
- Bổ sung một số thức ăn mát như mướp đắng, bí đao, bí đỏ, bầu, rau má, rau đay, rau mùng tới….và các loại quả như: dưa hấu, dưa gang, cam, bưởi, thanh long…
- Thường xuyên tập thể dục: làm tăng tuần hoàn cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng đồng thời đẩy chất độc ra ngoài cơ thể.
- Giữ tâm trạng thoải mái,tránh stress, hoạt động tình dục hợp lý để nhanh chóng phục hồi sức khỏe
- Dùng các loại thảo dược thanh nhiệt hoặc sản phẩm có phối hợp các thảo dược thanh nhiệt.
>>> Xem thêm: Thảo dược và các bài thuốc thanh nhiệt.
Kết luận
Chảy máu cam (chảy máu mũi) là một hiện tượng thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi và người lớn trên 50 tuổi. Khi gặp phải chúng ta nên bình tĩnh, đưa ra phương án xử lý kịp thời. Để phòng tránh chảy máu cam xảy ra thường xuyên chúng ta nên chú ý ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên, lưu tâm tới sự thay đổi của thời tiết, tránh để cơ thể vào môi trường độ ẩm quá thấp và nhiệt độ quá cao. Các vấn về thắc mắc xin liên hệ qua hotline của PQA Nam Định: 0965 222 805 để được giải đáp cụ thể.
Có thể bạn quan tâm:
- Chỉ Huyết PQA trị chảy máu cam như thế nào?
- Bài thuốc trị chảy máu cam nổi tiếng
-
Phương pháp kết hợp Đông Tây Y chữa nhiệt miệng hiệu quả nhất