CƠ CHẾ TÁC DỤNG
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ PQA ÍCH KHÍ THĂNG DƯƠNG
Xuất xứ công thức: Từ bài thuốc:Bổ trung ích khí thang trong sách Y học cổ truyền biện luận trị thuốc nam châm cứu chữa bệnh (giáo trình giảng dạy đại học) – Học viện quân y Bộ môn Y học cổ truyền, trang 537
- Hoàng kỳ (Theo Dược học cổ truyền-Trường Đại Học Y Dược Hà Nội, bộ môn Dược học cổ truyền, trang 287)
Tính vị: Vị ngọt, tính ấm Quy kinh: vào kinh phế, tỳ
Công năng chủ trị:
– Bổ khí trung tiêu dùng đối với trạng thái cơ thể suy nhược, chân tay vô lực, yếu hơi, chóng mặt, kém ăn, các bệnh sa giáng tạng phủ, tử cung, lòi dom, lỵ…..
2. Đảng sâm (Theo Bài giảng Y học cổ truyền (Dùng cho Học viên chuyên khoa định hướng Y học cổ truyền) tập 1. Trang 524).
Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Qui vào kinh tỳ, phế.
Tác dụng: Kiện tỳ khí, phế khí, dưỡng huyết, sinh tân, bổ trung ích khí.
Ứng dụng lâm sàng:
+ Bổ trung ích khí: Chữa sa trực tràng, sa tử cung.
3. Đương quy (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN năm 2011, tập I, trang 833)
Tính vị, công năng: Vị ngọt hơi đắng hơi cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, thông kinh, dưỡng gân, tiêu sưng.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc và Nhật Bản đương quy được dùng điều trị sa tử cung
4. Bạch truật (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN năm 2011, tập I, trang 161)
Tính vị: Bạch truật có vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, tính ấm.
Công dụng: Bạch truật có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hòa trung, lợi thủy, an thai, được coi là một vị thuốc bổ bồi dưỡng và được dùng điều trị các chứng bệnh bụng trướng đầy, thấp nhiệt, , phù thũng.
Thăng ma (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN năm 2011, tập II, trang 845).
Tính vị công năng: Thăng ma có vị ngọt cay, hơi đắng, tính bình, vào 4 kinh tỳ, vị, phế và đại trường, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán phong, thăng dương (đưa lên) làm ra mồ hôi. Công dụng: Thăng ma dùng chữa sa tử cung.
5. Sài hồ (Theo Dược điển Việt Nam V, tập 2, trang 1307)
Tính vị, quy kinh: Khổ. tân, vi, hàn. Quy vào các kinh: Can, đởm, tâm bào, tam liêu.
Công năng, chủ trị: Hòa giải biểu lý, sơ can, thăng dương. Chủ trị: sa dạ con, sa trực tràng.
6. Trần bì (vỏ quýt) (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN năm 2011, tập II, trang 555)
Tính vị: Trần bì có vị cay, đắng, tính ôn vào 2 kinh tỳ và phế, có tác dụng lý khí, kiện vị.
7. Cam thảo (Theo Dược điển Việt Nam V, tập 2, trang 1095 ):
Tính vị, quy kinh: của cam thảo Cam, bình. Vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị và thông 12 kinh.
Công năng, chủ trị: Kiện tỳ ích khí, giải độc, chi thống, điều hòa tác dụng các thuốc.