Cơ chế tác dụng của PQA Suy Dinh Dưỡng

CƠ CHẾ TÁC DỤNG

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ PQA SUY DINH DƯỠNG (siro)

Xuất xứ công thức: Từ bài thuốc: Cốm bổ tỳ (Bệnh viện YHCT Trung ương) – trong sách Bài giảng Y học cổ truyền (dùng cho Học viên chuyên khoa định hướng Y học cổ truyền) tập 2 trang 341.

Đảng sâm (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN năm 2011, tập I, trang 739)

Tính vị, công năng: Rễ đảng sâm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ, kiện vị, ích khí, sinh tân dịch, giải khát.

Công dụng: Rễ đảng sâm được dùng chữa tỳ vị suy kém, phế khí hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, mệt mỏi, khát nước, ốm lâu cơ thể suy nhược,, thiếu máu, vàng da, tăng bạch cầu, viêm thận, nước tiểu có albumin, chân phù đau.

            Đảng sâm được dùng làm thuốc bổ cho những bệnh nhân suy nhược do ốm dài ngày. Cùng với thuốc bổ toàn thân, đảng sâm còn có tác dụng tăng cường sức lực, bình ổn sức sống và được dùng điều trị bệnh suy yếu cơ thể.

Hoài sơn (Củ mài) (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN, tập I, trang 557)

Tính vị, công năng: Hoài sơn có vị ngọt, tính bình, vào các kinh phế, tỳ, vị, thận. Có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, sinh tân, ích phế, bổ thận, chỉ khát.

Công dụng: Trong y học cổ truyền hoài sơn được coi là một vị thuốc bổ, chữa tỳ vị hư nhược, ăn uống kém tiêu, viêm ruột kinh niên, tiêu chảy lâu ngày không khỏi.

Hoài sơn với quả giun, hạt keo, ý dĩ có tác dụng chữa trẻ em cam sài, gầy yếu, bụng ỏng đít beo, kém ăn nôn trớ.

Ý dĩ (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN, tập II, trang 1155)

Tính vị, công năng: Theo y học cổ truyền, ý dĩ có vị ngọt, nhạt, tính mát, vào các kinh, tỳ, phế, thận, có tác dụng kiện tỳ, bổ phế, thanh nhiệt, lợi thấp, chỉ tả, bài nùng.

Công dụng: Do lượng protid, chất béo và tinh bột khá cao, nên quả ý dĩ được coi là một nguồn lương thực có giá trị, đồng thời là một vị thuốc quý. Ý dĩ chữa rối loạn tiêu hóa, phù thũng, bí đái, trường ung, tả lỵ, đau bụng, phong thấp lâu ngày không khỏi, gân co quắp khó vận động. Nhân dân Việt Nam thường dùng ý dĩ làm thuốc bồi dưỡng cơ thể nhất là đối với trẻ em. Dược liệu thường có mặt trong nhiều đơn thuốc và biệt dược như 54,5% trong bột bổ tỳ trừ giun, 40% trong bột cam trẻ em và 10% trong viên phì nhi liên hoàn hoặc kẹo bổ tỳ. Ý dĩ hầm với hạt sen và thịt nạc là món ăn – vị thuốc cho những người cơ thể gầy yếu, suy dinh dưỡng.

Liên nhục/ Sen (hạt) ( Theo Dược điển Việt Nam V, tập II, trang 1315)

Tính vị, quy kinh: Cam, sáp, bình. Vào các kinh tỳ, thận, tâm.

Công năng, chủ trị: Bổ tỳ, dưỡng thận, sáp trường, cố tinh, dưỡng tâm, an thần. Chủ trị: Tỳ hư tiết tả, hồi hộp, mất ngủ, cơ thể suy nhược.

Bạch biển đậu/ Đậu ván trắng (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN, tập I, trang 769)

Tính vị, công năng: Đậu ván trắng có vị ngọt, tính hơi ôn, vào 2 kinh tỳ và vị, có tác dụng bổ tỳ vị, trừ thấp, tiêu thử, hòa trung.

Công dụng: Trong y học cổ truyền, đậu ván trắng có tên là bạch biển đậu, được dùng làm thuốc bồi bổ cơ thể, chữa tỳ vị hư nhược, chán ăn, tiêu chảy lâu ngày, đau bụng nôn mửa, đầy bụng khó tiêu, trẻ em cam tích, sốt cao, co giật, thuốc giải nhiệt, giải độc.

Mạch nha (Theo những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Giáo sư- Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Kỹ thuật, NXB Y học, NXB Thời đại, trang 357).

Công dụng và liều dùng: Mạch nha hay mầm thóc do chứa các chất men, các chất có thể hấp thụ được ngay cho nên giúp sự tiêu hóa các thức ăn có tinh bột và có tác dụng bồi bổ rất tốt cho những người ăn uống kém tiêu, không muốn ăn. Do các vitamin B, C cho nên còn dùng chữa các bệnh phù do thiếu vitamin.

Nhục đậu khấu (Theo những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Giáo sư- Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Kỹ thuật, NXB Y học, NXB Thời đại, trang 406).

Công dụng và liều dùng: Nhục đậu khấu là một vị thuốc dùng để kích thích tiêu hóa, làm thuốc kích thích chung trong các trường hợp kém ăn, sốt rét.

Trần bì (vỏ quýt) (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN, tập II, trang 555)  

Tính vị, công năng: Trần bì có vị cay, đắng, tính ôn vào 2 kinh tỳ và phế, có tác dụng lý khí, táo thấp, hóa đờm, kiện vị.

Công dụng:

Theo kinh nghiệm dân gian, trần bì chữa ăn không tiêu, đau bụng.

Sa nhân (Qủa) (Theo Dược điển Việt Nam V, tập II, trang 1305)

Tính vị, quy kinh: Tân, ôn. Vào các kinh tỳ, vị thận.

Công năng, chủ trị: Hành khí hòa thấp, ôn trung tán hàn, khai vị tiêu thực, an thai. Chủ trị: Ăn không tiêu, đau bụng lạnh, nôn mửa, tiêu chảy thuộc hàn, đau nhức xương khớp, cư nhục, động thai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *