Nội dung chính
Khi trẻ 4 tuổi bị táo bón, cha mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ. Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi (táo, dâu, chuối,…). Cha mẹ cần khuyến khích trẻ tăng cường hoạt động và tập cho trẻ đi đại tiện ngay khi có nhu cầu.
1. Tại sao trẻ 4 tuổi bị táo bón?
Táo bón là một chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Táo bón không phải là chứng bệnh nguy hiểm. Ai cũng có thể mắc phải chứng táo bón trong đời. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị, táo bón có thể gây ra những biến chứng khôn lường, ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.
Trẻ em, đặc biệt là trẻ em ở độ tuổi từ 4 tuổi trở lên là đối tượng dễ bị mắc chứng táo bón. 4 tuổi, trẻ em hầu như đã có thể ăn cơm được như người lớn.
Nguyên nhân thường gặp gây ra táo bón ở nhiều trẻ đó là chế độ ăn uống thiếu chất xơ. Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ thường là rau củ, rau xanh, trái cây. Trẻ nhỏ thường có thói quen ăn cơm với thức ăn, ăn rất khỏe nhưng lại không thích ăn các món rau.
Một nguyên nhân khác cũng có thể gây ra chứng táo bón ở trẻ 4 tuổi đó là tác dụng phụ của thuốc. Trong quá trình dùng một số loại thuốc trị bệnh ho, thuốc sốt,… trẻ có thể sẽ bị táo bón. Khi thấy trẻ bị táo bón, cha mẹ cần xét lại xem trẻ có dùng loại thuốc men nào trong thời gian gần đây nhất hay không.
Trong trường hợp trẻ bị táo bón do thuốc men, người nhà không nên quá lo lắng. Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để khai báo. Thông thường, tác dụng phụ của thuốc sẽ giảm dần sau khi thuốc được đào thải khỏi cơ thể sau vài ngày.
Kinh nghiệm chữa táo bón cho trẻ 4 tuổi
Một vài dấu hiệu cho biết trẻ 4 tuổi bị táo bón là:
- Đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần;
- Lượng phân không nhiều;
- Phân rắn, đau khi đi đại tiện;
- Chướng bụng, khó chịu.
2. Cách chữa táo bón cho trẻ 4 tuổi
Điều trị táo bón cho trẻ ở tầm 4 tuổi không khó. Điểm chính yếu vẫn là thay đổi chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, từ đó, chứng táo bón ở trẻ sẽ dần dần được cải thiện rõ rệt. Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày một số phương hướng chữa trị táo bón cho trẻ.
2.1 Điều chỉnh chế độ ăn uống
“Nên cho trẻ khi bị táo bón ăn gì?” là câu hỏi được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Lúc này, để cải thiện chứng táo bón cho trẻ, cha mẹ cần cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin trong rau xanh, trái cây tươi. Dưới đây là một số gợi ý:
- Rau cải;
- Bắp cải;
- Táo;
- Dâu;
- Chuối;
- Khoai lang;
- Cà rốt;
- Sữa chua lên men.
Cha mẹ nên bổ sung rau xanh vào bữa ăn hàng ngày cho trẻ. Cha mẹ cũng có thể ép nước trái cây cho trẻ uống hàng ngày để trẻ nhận được nguồn vitamin dồi dào, giúp nhu động ruột làm việc tốt hơn.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho trẻ ăn cơm mềm, tránh cho trẻ ăn thức ăn khô cứng. Bên cạnh ăn đầy đủ chất, cha mẹ cũng cần cho trẻ uống nước đầy đủ mỗi ngày. Nước giúp đường ruột làm việc tốt hơn, giúp phân trong ruột già mềm hơn, dễ dàng thoát ra ngoài khi đi đại tiện.
Cha mẹ cần cho trẻ uống nước đầy đủ mỗi ngày
2.2 Thay đổi thói quen sinh hoạt
Khi trẻ bị táo bón. cha mẹ có thể giúp trẻ cải thiện bằng cách thay đổi những nếp sinh hoạt cũ của trẻ. Một số điều bậc phụ huynh nên làm là:
- Tập cho trẻ đi vệ sinh thường xuyên;
- Khuyến khích trẻ đi vệ sinh, không nên nhịn;
- Khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn bằng các hoạt động như đi bộ, vui chơi, tập thể dục, tập aerobic,…;
- Cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ đầy đủ giấc hàng ngày.
2.3 Dùng thuốc
Dùng thuốc điều trị táo bón là một trong những phương pháp điều trị táo bón thường gặp. Tuy nhiên, phương pháp này cần có sự chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc cho trẻ nhỏ dùng.
Một số loại thuốc uống sẽ giúp đường ruột của trẻ hút nước tốt hơn, giúp làm mềm phân, nhuận tràng,… Tuy nhiên, bên cạnh việc dùng thuốc, cha mẹ cũng cần cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều chất xơ và trái cây, uống nước đầy đủ, tăng cường các hoạt động thể chất,… để kết quả điều trị được như mong đợi.
Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc cho trẻ nhỏ dùng
3. Phòng ngừa bệnh táo bón cho trẻ như thế nào?
Táo bón khiến cho trẻ nhỏ cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến đường ruột của trẻ và các hoạt động thường ngày của trẻ. Một số biện pháp giúp trẻ 4 tuổi phòng ngừa táo bón là:
- Cho trẻ tăng cường hoạt động thể chất;
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi;
- Cho trẻ uống nước đầy đủ mỗi ngày;
- Tập cho trẻ đi đại tiện khi có nhu cầu, không nên nhịn đại tiện;
- Hạn chế cho trẻ dùng nước ngọt có gas, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn khô cứng;
- Kiểm soát cân nặng ở trẻ, không để trẻ bị thừa cân, béo phì;
- Không tự ý cho trẻ dùng thuốc Tây;
- Khuyến khích trẻ đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ, tránh thức khuya.
Bài viết liên quan:
- Táo bón trẻ em: Giải đáp những câu hỏi
- 5 mẹo hay trị táo bón cho trẻ không cần dùng thuốc
- 6 loại thực phẩm gây táo bón cho trẻ
- Cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi