Táo bón trẻ em: Giải đáp những câu hỏi

Đây là vấn đề rất phổ biến mà hầu như bé nào cũng gặp phải, tuy là một bệnh không nguy hại ngay lập tức nhưng các mẹ hết sức lưu ý nếu con bị táo bón mạn tính, kéo dài. Bởi để lâu ngày nó sẽ gây đau đớn cho bé, dẫn đến trĩ, sa trực tràng, hoặc cũng có thể nó là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm khác. 

Ở bài viết này chúng ta sẽ giải đáp một số thắc mắc thường gặp về bệnh táo bón trẻ em:

1. Nguyên nhân nào dẫn đến táo bón ở trẻ thưa bác sỹ?

– Táo bón có 2 loại: Táo bón bệnh lý và táo bón chức năng.

  • Táo bón bệnh lý là táo bón chỉ là một triệu chứng của bệnh gì đó, ví dụ phình đại tràng bẩm sinh, dị dạng tuỷ sống, ngộ độc kim loại nặng, suy tuyến giáp,… Chỉ khi điều trị ổn các bệnh này thì táo bón mới giảm.
  • Táo bón chức năng là do chế độ ăn, thói quen sinh hoạt và nhất là thói quen nín nhịn (ngại đi cầu nên nhịn) gây ra nên chỉ cần chỉnh sửa các thói quen trên, cộng thêm thuốc nhuận tràng nếu cần thiết.

– Hậu quả của tình trạng bón kéo dài khá đa dạng: có thể gây trầy xước đưa đến viêm nứt hậu môn, tạo mảnh da thừa ngay hậu môn, đau bụng, biếng ăn, sa trực tràng, hoặc thậm chí một số biến chứng nặng như nhiễm độc đại tràng, tắc ruột, v.v…

chua-tao-bon-1
Nguyên nhân gây ra táo bón

2. Làm thế nào để nhận biết được táo bón ở trẻ thưa bác sỹ?

Dấu hiệu của táo bón trẻ em
Dấu hiệu của táo bón trẻ em
  • Táo bón biểu hiện khá đa dạng và có nhiều cách nhận biết. Ví dụ, bé đi cầu thưa thớt (dưới 3 lần mỗi tuần) kèm phân cứng, rặn lâu, rặn đau, sợ đi cầu thì gọi là táo bón. Có một định nghĩa khác là đi cầu phân cứng, đi xong cảm giác đi chưa hết cũng có thể gọi là táo bón.
  • Ngoài ra, có một cách hướng đến táo bón là sử dụng biểu đồ phân Bristol, nếu thuộc dạng 1, 2 hoặc 3 thì nghi ngờ bé bị táo bón. 

3. Bác sĩ cho em hỏi bé bị bón mấy ngày thì mình thụt hậu môn cho bé ạ? Áp dụng cho bé bao nhiêu tuổi trở lên với phương pháp thụt hậu môn này? Thụt hậu môn có nguy hiểm không ạ?

hoi-dap-tao-bon-tre-em-2

– Bơm thụt không có giới hạn về tuổi, tức là tuổi nào cũng sử dụng được. Vấn đề là khi nào cần bơm thụt. Bơm thụt chỉ nên sử dụng như một biện pháp cấp cứu, khi bé đang có ứ phân to, hoặc rặn mãi không đi cầu được. Bơm thụt không được khuyến khích dùng thường xuyên mà phải tìm nguyên nhân tại sao bé bón để giải quyết gốc rễ vấn đề. Bơm thụt nếu làm thô bạo có thể gây trầy xước hậu môn, bé đau, càng nín hơn, bón càng nhiều hơn.

4. Thưa bác sĩ, em hay được nhà thuốc tư vấn dùng thêm chất xơ cho con nhưng tình hình táo bón vẫn không cải thiện. Bác sĩ vui lòng cho em biết bao nhiêu chất xơ là đủ? Em nên dùng loại nào cho con? Cảm ơn bác sĩ

  • Chất xơ chỉ là một trong rất nhiều biện pháp cần phải thực hiện trong điều trị táo bón. Các biện pháp đó là: uống đủ nước, thường xuyên vận động cơ thể, tránh thừa cân béo phì, tập thói quen đi cầu vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày…
  • Bên cạnh những biện pháp thay đổi lối sống ăn uống như trên có thể cần phải hỗ trợ bằng thuốc nhuận tràng. Đôi lúc một số trường hợp khó khăn cần phải có sự tham gia của chuyên gia tâm lý.
  • Những biện pháp nêu trên là dành cho táo bón chức năng. Còn một dạng nữa là táo bón bệnh lý phải điều trị bệnh gốc thì táo bón mới thuyên giảm. Bạn nên cho bé đến bệnh viện Nhi gần nhất để thăm khám.

5. Điều trị táo bón là sự phối hợp giữa thay đổi chế độ ăn uống, thói quen đi tiêu, vận động và dùng thuốc. Việc dùng thuốc như thế nào cho an toàn, bác sĩ vui lòng cho biết thêm về vấn đề này?

  • Tôi gặp khá nhiều bà mẹ nói rằng con đã ăn nhiều rau, mỗi buổi kèm cả nửa chén rau, trái cây, uống đủ nước, thường xuyên vận động nhưng táo bón không bớt. Những trường hợp đó, chúng ta cần một biện pháp hiệu quả hơn giúp bé đi cầu.
  • Trong điều trị táo bón, một trong những yếu tố khiến chúng tôi sợ nhất là bé không đi cầu thường xuyên và ứ phân lại đưa đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thứ nhất, phân bị ứ lâu sẽ cứng hơn, to hơn khiến bé đau khi đi, thậm chí làm rách hậu môn và làm chảy máu. Thứ hai, ruột thường xuyên chứa khối phân lớn lâu ngày sẽ bị giãn to ra, khiến cảm giác của ruột, sự co bóp, trương lực của ruột chắc chắn không còn tốt như bình thường. Chính vì vậy, chúng ta cần mau chóng có sự hỗ trợ từ thuốc.
  • Trên thị thường, chúng ta có nhiều dạng thuốc nhuận tràng. Hiện nay, theo xu hướng, người ta hay dùng thuốc nhuận tràng thảo dược vì nó an toàn khi sử dụng dài ngày, hãy chọn thuốc thảo dược có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được Bộ Y Tế kiểm nghiệm và cấp số đăng ký lưu hành rộng rãi. Loại này tăng co bóp nhẹ đại tràng, giúp bé đi đại tiện chủ động và tự nhiên, không đau bụng. Do đó, tạm gọi đây là dạng thuốc nhuận tràng rất sinh lý phù hợp với hoạt động bình thường của ruột.
  • Hiện nay, Hội Nhi Khoa Việt Nam khuyến cáo siro PQA Nhuận Tràng là thuốc được lựa chọn hàng đầu trong điều kiện hiện tại của Việt Nam. Tại sao chúng ta lại lựa chọn siro PQA Nhuận Tràng? PQA Nhuận Tràng là thuốc nhuận tràng rất sinh lý. PQA Nhuận Tràng có nhiều nghiên cứu chứng minh được rằng đây không chỉ là một thuốc hiệu quả mà còn an toàn. Tại sao chúng ta cần sự an toàn? Vì điều trị táo bón rất dài thời gian, thông thường cần vài tháng, thậm chí là vài năm. Do đó, tiêu chí an toàn cũng quan trọng không kém so với tiêu chí hiệu quả.

CẦN TƯ VẤN XIN LIÊN HỆDược sĩ Đại học NGUYỄN THỊ THƯỢC 

Địa chỉ: Công ty cổ phần Dược phẩm PQA - Xã Tân Thành - Huyện Vụ Bản - Tỉnh Nam Định
Số điện thoại: 0965222806- 0932233201
Email: pqathanhnam@gmail.com 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *