PQA Ôn Thận hỗ trợ điều trị đái dầm, tiểu đêm có tốt không?

pqa ôn thận
PQA ôn thận

CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA SẢN PHẨM Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ PQA ÔN THẬN (Siro)

Xuất xứ công thức: Bài 3: Lục vị hoàn gia Ô dược, Ích trí nhân, Ngưu tất, Phá cố chỉ, Tang phiêu tiêu. Trong sách bài giảng y học cổ truyền, tập 2, trang 132 của trường Đại học Y Hà Nội, NXB Y Học.

Toa HDSD của PQA Ôn Thận
Toa HDSD của PQA Ôn Thận
  1. Thục địa (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN, tập I, trang 774) Là rễ, củ của cây địa hoàng.

Tính vị, công năng: Thục địa có vị ngọt, mùi thơm, tính hơi ấm, vào 3 kinh: tâm, can, thận, có tác dụng tư âm, dưỡng huyết, bổ thận, làm đen râu, tóc.

Công dụng: Thục địa chữa âm hư, huyết suy, chứng nóng âm ỉ, cơ thể yếu mệt, ho khí suyễn (khó thở) bệnh tiêu khát (đái tháo đường) kinh nguyệt không đều, làm sáng mắt, đen râu tóc, chữa chảy máu, điều kinh, bổ huyết, sinh tinh, làm cơ thể tráng kiện.

Liều dùng: 9-15g.

2. Hoài sơn/ Củ mài (Theo Dược điển Việt Nam V, tập II, trang 1127)

Tính vị, quy kinh: Cam, bình. Vào các kinh tỳ vị, phế, thận.  

Công năng, chủ trị: Bổ tỳ, dưỡng vị, chỉ tả, sinh tân, ích phế, bổ thận, sáp tinh.

Chủ trị: Kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, phế hư, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát.

Dược liệu sao cám: Tăng tác dụng kiện tỳ vị.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 12g đến 30 g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

3. Ngưu tất (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN, tập II, trang 430)

Tính vị, công năng: Ngưu tất có vị đắng chua, tính bình, không độc, vào 2 kinh can và thận. Dạng sống có tác dụng hành huyết tán ứ, tiêu ung lợi thấp. Dạng chín có tác dụng bổ can, ích thận, cường gân tráng cốt.

Công dụng: Ngưu tất dạng sống chữa cổ họng sưng đau, mụn nhọt, đái rát buốt, đái ra máu hoặc sỏi, bế kinh, bụng dưới kết hòn cục, đẻ khó hoặc khi đẻ rau thai không ra, sau khi đẻ ứ huyết gây đau bụng, chấn thương, ứ máu bầm, đầu gối nhức mỏi. Ngưu tất sao tẩm chữa can thận hư, ù tai, đau lưng, mỏi gối, tay chân co quắp hoặc bại liệt.

Liều dùng: 6-12g, dạng thuốc sắc hoặc bột.

4. Phá cố chỉ/Bổ cốt chỉ/ Đậu miên (Theo Dược điển Việt Nam V, tập II, trang 1088)

Tính vị, quy kinh: bồ cốt chỉ (quả) Tân, khổ, ôn. Vào kinh thận, tỳ và tâm bào.

Công năng, chủ trị: Bổ mệnh môn hỏa, chỉ tả. Chủ trị: Liệt dương, di tinh, đái dầm, niệu tân, thắt lưng đầu gối đau có cảm giác lạnh, ngũ canh tả. Dùng ngoài trị bạch biến, hói trán.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng từ 6 g đến 9 g, dạng thuốc sắc.

5. Sơn thù (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN, tập II, trang 856) Còn gọi là sơn thù du, thù nhục.

Tính vị, công năng: Sơn thù du có vị chua, tính bình, vào phần khí của hai kinh can, thận, có tác dụng bổ can, thận, sáp tinh, làm cho tinh khí bền, thông khiếu, cầm không ra mồ hôi.

Công dụng: Sơn thù du được dùng trị phong hàn, tê thấp, đau đầu, đau lưng, mỏi gối, tai ù, thận suy, tiểu tiện nhiều lần, di tinh, rối loạn kinh nguyệt, mồ hôi trộm.

Liều dùng: Ngày 6-12g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

6. Trạch tả (Theo Dược điển Việt Nam V, tập II, trang 1355)

Tính vị, quy kinh: Cam, hàm. hàn. Vào các kinh thận, bằng quang.

Công năng, chủ trị: Lợi tiểu tiện, thanh thấp nhiệt. Chủ trị: Nhiệt lâm tiểu tiện ít, bí, buốt, rắt; phù thũng, đầy trướng, tiêu chảy, đàm ẩm.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng từ 6 g đến 9 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

7. Ích trí nhân/ Ích trí (quả) (Theo Dược điển Việt Nam V, tập II, trang 1209)

Tính vị, quy kinh: Tân, ôn. Vào các kinh tỳ, thận.

Công năng, chủ trị: Ôn thận cố tinh, ôn tỳ chỉ tả.

Chủ trị: Tỳ hàn gây tiết tả, đau bụng hàn, tiết nhiều nước bọt, thận hàn gây đái dầm, đi tiểu vặt, di tinh, cặn hơi trắng nước tiểu do thận dương hư.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, dạng thuốc sắc.

8. Tang phiêu tiêu – là tổ trứng của con Bọ ngựa trên cây dâu (Theo bài giảng y học cổ truyền (Dùng cho Học viên chuyên khoa định hướng Y học cổ truyền), tập 1, trang 474, trường HĐ Y HN, NXB Y Học).

Tính vị, qui kinh: Vị ngọt, mặn, tính bình. Qui vào kinh, can, thận,

Tác dụng: Cố tinh, sáp niệu, bổ thận, trợ dương.

Ứng dụng lâm sàng:

+ Dùng cho bệnh thận hư, di tinh, tiết tinh sớm, liệt dương. Có thể dùng 10 tổ, sao xém cạnh, nghiền thành bột, trộn với đường hoặc bột mẫu lệ đồng lượng, uống liền 3 ngày, mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ. Có thể kết hợp với bột long cốt, ngày uống 2 lần; uống liền 2 ngày để chữa di tinh, hoạt tinh.

+ Chữa tiểu tiện nhiều lần, trẻ em đái dầm do thận hư dùng kết hợp với: Ích trí nhân, kim anh tử hay tang phiêu tiêu nướng vàng, tán nhỏ uống với rượu.

+ Chữa tiểu tiện đục lâu ngày không khỏ do thận hư.

+ Chữa ra khí hư nhiều, đau lưng do thận hư (không phải là khí hư do nhiễm trùng). Ngoài ra, có tác dụng ích tinh dùng cho trường hợp vô sinh do thận hư…

Liều dùng: 6-12g/ ngày.

9. Đan bì/ Mẫu đơn bì (Theo Dược điển Việt Nam V, tập II, trang 1248)

Tính vị, quy kinh: Khổ, tân, vi hàn. Vào các kinh tâm, can, thận.

Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt lượng huyết, hoạt huyết hỏa ứ. Chủ trị: Phát  ban, khái huyết, nục huyết, sốt hư lao, cốt chưng, vô kinh,  bế kinh, nhọt độc sưng đau, sang chấn. Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc hay hoàn tán,  thường phối hợp với các vị thuốc khác.

10. Phục linh (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN, tập II, trang 526)

Tính vị, công năng: Phục linh vị ngọt nhạt, tính bình, vào các kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị, có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm, an thần.

Công dụng: Được dùng làm thuốc chữa suy nhược, chóng mặt, di mộng tinh, lợi tiểu chữa phù thũng, bụng đầy trướng, tiêu chảy, tỳ hư, ăn kém, an thần, trấn tĩnh, chữa mất ngủ. Ngày dùng 4-20g dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc thuốc viên. Dùng riêng, hoặc phối hợp với các thuốc khác.

11. Ô dược (Theo Dược điển Việt Nam V, tập II, trang 1287)

Tính vị, quy kinh: Tân, ôn. Vào các kinh phế, tỳ, thận, bàng quang.

Công năng, chủ trị: Hành khí, chỉ thống, kiện vị tiêu thực, ôn thận, tán hàn. Chủ trị: Bụng trướng đau, đầy bụng, khí nghịch phát suyễn, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, di niệu, sản khí, hành kinh đau bụng.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.




pqa ôn thận
PQA ôn thận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *