
CƠ CHẾ TÁC DỤNG:
Xuất xứ công thức: Từ bài thuốc: Thương nhĩ tán gia giảm trong sách Bài giảng Y học cổ truyền, tập 2, trang 326. Của trường ĐH Y Hà Nội, NXB Y Học. Thêm Ngũ sắc.
1.Ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN năm 2011, tập I, trang 1044)
Tính vị, công năng: Quả ké đầu ngựa có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng tiêu độc, sát trùng, tán phong, trừ thấp.
Công dụng:
Ké đầu ngựa được dùng chữa phong hàn đau đầu, tay chân đau co rút, phong tê thấp, đau khớp, mũi chảy nước hôi, mày đay, lở ngứa, tràng nhạc, mụn nhọt, làm ra mồ hôi.

2. Cam thảo (Theo Dược điển Việt Nam V, tập II, trang 1096)
Tính vị, quy kinh: Cam, bình. Vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị và thông 12 kinh.
Công năng, chủ trị: Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chi thống, điều hòa tác dụng các thuốc.
Chích Cam thảo: Bồ tỳ, ích khí, phục mạch. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, mệt mỏi yếu sức, hóa đờm chỉ ho, đánh trống ngực, mạch kết đại (mạch dừng), loạn nhịp tim.
Sinh Cam thảo: Giải độc tả hoả. Chủ trị: Đau họng, mụn nhọt, thải độc.
3. Hạ khô thảo (Theo Dược điển Việt Nam V, tập II, trang 1182)
Tính vị, quy kinh: Tân, khổ, hàn. Vào các kinh can, đởm.
Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt giáng hỏa, minh mục, tán kết, tiêu sưng. Chủ trị: Tăng huyết áp, mắt đỏ sưng đau, đau con ngươi, chảy nước mắt do viêm tuyến lệ, nhức đầu, chóng mặt, bướu cổ; tràng nhạc, viêm tuyến vú, nhọt vú sưng đau.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng từ 9 g đến 15 g. Dạng thuốc sắc.
4. Hoa ngũ sắc/ cỏ cứt lợn/ cỏ hôi (Theo Từ điển Cây thuốc Việt Nam, của Võ Văn Chi, NXB Y học, trang 264)
Tính vị, tác dụng: Cây cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và cầm máu. Cành lá vò ra có mùi hôi gây nôn.
Công dụng: Thường được chỉ định dùng làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp:
- Sổ mũi, viêm xoan mũi, dị ứng cấp và mạn.
- Chảy máu ngoài do chấn thương, bị thương sưng đau.
- Mụn nhọt, lở ngứa, eczema.
5. Tân di (Bài giảng Y học cổ truyền, tập I, trang 137)
Tính vị quy kinh: Cay, ấm vào kinh phế, vị.
Tác dụng: Làm phát tán phong hàn, chữa đau đầu, chữa ngạt mũi.
Ứng dụng lâm sàng:
- Chữa cảm mạo do lạnh, chữa chứng nhức đầu do phong hàn.
- Chữa viêm mũi, dị ứng do lạnh, ngạt mũi, mất cảm giác ngửi sau khi bị cúm.

6.Bạc hà (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN năm 2011, tập I, trang 108)
Tính vị, công năng: Bạc hà có vị cay thơm, tính ấm, có tác dụng phát tán phong nhiệt, hóa đàm hạ tích, tiêu sưng chỉ ngứa.
Công dụng:
Bạc hà trị ngoại cảm phong nhiệt, phát sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, ngạt mũi, ho viêm họng sưng đau, mắt đỏ, ngứa nổi mề đay, bụng đau đày trướng, tiêu hóa kém, nôn mửa. Thường dùng phối hợp với nhiều thuốc khác
7. Cát cánh (Theo Bài giảng Y học cổ truyền (dùng cho Học viên chuyên khoa định hướng Y học cổ truyền) tập 1, trang 464)
Tính vị, quy kinh: Vị đắng, cay, tính hơi ấm. Qui vào kinh phế.
Tác dụng: Tuyên phế, trừ đàm, lợi hầu họng, bài nùng.
8. Bạch chỉ (Theo Dược điển Việt Nam V, tập II, trang 1070)
Tính vị, quy kinh: Tân ôn. Vào các kinh vị, đại trường, phế.
Công năng, chủ trị: Giải biểu, khu phong, thắng thấp, hoạt huyết tổng mủ ra, sinh cơ chi đau. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, nhức đầu vùng trán, đau xương lông mày, ngạt mũi, chảy nước mũi do viêm xoang, đau răng; mụn nhọt sưng tấy, vết thương có mủ, ngứa ớ các bộ phận trong người.