Đặc điểm sinh lý và bệnh lý ở trẻ em

Đặc điểm sinh lý

1. Cơ thể, tạng phủ trẻ em còn non nớt, chưa thành thục

Y học cổ truyền gọi là “trĩ âm trĩ dương” nghĩa là cơ sở vật chất và hoạt động chức năng của các tạng phủ đều chưa đầy đủ. Thể hiện chủ yếu ở các mặt:

  • Thận khí chưa đủ, khí huyết chưa đầy.
  • Tạng phủ non yếu, tỳ vị bất túc.
  • Da dẻ nhẽo, tâm lý thưa.
  • Thần khí dễ khiếp nhược, tinh thần chưa hoàn bị.

Cạnh đó còn có quan niệm thể chất trẻ em, nhất là trẻ dưới ba tuổi, là “thuần dương vô âm”. Quan niệm này không có nghĩa là cơ thể trẻ chỉ có dương, không có âm, mà ý muốn nói khí dương còn non và giữ vài trò chủ đạo trong hoạt động sinh lý của trẻ đang trong thời kì tăng trưởng.

2. Nhạy cảm với bệnh

Tạng khí còn đang thuần phác, nhạy cảm, chưa hoặc ít bị tác động bởi môi trường xung quanh. Hễ tạng phủ nào bị bệnh tà xâm phạm sẽ có phản ứng nhanh nhạy.

3. Các chức năng đang hoàn thiện

Cơ thể trẻ em không ngừng phát triển theo chiều hướng đi lên, cả về cơ sở vật chất và hoạt động chức năng, nghĩa là cả hai mặt âm và dương của cơ thể (đây cũng là một bằng chứng của thuần dương).

4. Triệu chứng bệnh không thống nhất

Trong quá trình phát triển của trẻ, từ sơ sinh đến 17 tháng có những hiện tượng biến đổi về trí tuệ cũng như cơ thể theo từng thời kỳ, triệu chứng như bệnh mà không phải bệnh, được gọi là biến chưng. “Biến là biến đổi tình chí, phát triển thông minh. Chưng là chưng bốc khí huyết, lớn mạnh trăm xương”.

Khi có hiện tượng này, ở trẻ tiên thiên hữu dư có thể sốt nhẹ, tai và vùng mông lạnh, ngoài ra không có chứng trạng gì khác. Còn ở trẻ tiên thiên bất túc thường sốt, ói mửa, tiêu chảy, quấy khóc. Cứ bình tĩnh mà nuôi dưỡng, cân nhắc khi dùng thuốc, dùng sai dễ chuyển thành bệnh nặng.

Đặc điểm bệnh lý

1. Trẻ em dễ mắc bệnh

Cơ thẻ trẻ em còn non nớt, sức chống đỡ kém, tự trẻ chưa biết điều hòa nóng lạnh, ăn bú, nên dễ mắc bệnh. Vạn Mật Trai trong cuốn Bí truyền phiến ngọc tâm thư viết: “Khí huyết chưa đầy đủ, nên mạch chẩn không cần thiết lắm. Thần thức chưa khai thông chưa biết nói, trường vị yếu ớt ăn uống dễ tổn thương, gân xương mềm mại phong hàn dễ xâm nhập”.
Bên ngoài dễ cảm phải tà khí lục dâm, xâm phạm qua phần vệ (da lông), gây bệnh cho tạng phế như khái thấu, đàm ẩm, hen suyễn (viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phế quản phổi, viêm phổi, hen phế quản)…
Bên trong dễ bị tổn thương vì ăn bú, gây bệnh tỳ vị như tiết tả, chứng cam (tiêu chảy cấp tính, rối loạn tiêu hóa kéo dài, suy dinh dưỡng)…

2. Bệnh dễ tòng dương, lại dễ hư thoát

Thể chất trẻ em “trĩ âm trĩ dương”, âm dương cơ thể dễ biến động. Nội kinh nói: “Âm ở tỏng giữ gìn cho dương, dương ở ngoài bảo vệ cho âm”. Vì âm yếu sức giữ gìn không được, dương yếu sức vệ ngoại không chắc, mà dương là chủ lực kháng bệnh với các bệnh ngoại cảm, nên bệnh tật dễ hóa hỏa sinh phong, khi ngoại tà mạnh dễ suy kiệt hư thoát. Nói cách khác, bệnh tật trẻ em dễ thực lại dễ hư, dễ nhiệt lại dễ hàn.
Trên lâm sàng thường thấy khi mắc bệnh ngoại cảm, bệnh truyền nhiễm trẻ dễ sốt cao, co giật, nặng có thẻ tử vong do hư thoát.

3. Bệnh biến chuyển nhanh

Do thể chất trẻ em “trĩ âm trĩ dương”, khi bệnh tà xâm phạm vào, bệnh dễ truyền biến. Nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị nhận xết không cẩn thận, bênh dễ thành nặng, có thể tử vong.
Bệnh tạng phế dễ thành phế phong, đàm suyễn, nặng gấy phế khí tuyệt.
Bệnh tiết tả (tiêu chảy) thành mạn tỳ phong, nặng dẫn đến vong âm, vong dương.

4. Bệnh dễ hồi phục

Cơ thể trẻ là cơ thể đang phát triển, khả năng tái sinh và hồi phục so với người lớn mạnh hơn, tạng phủ trong sáng nhạy cảm, nguyên nhân gây bệnh ít phức tạp, chủ yếu do ngoại cảm, ăn bú là chính, nếu được chăm sóc, chữa trị kịp thời, đúng thuốc, bệnh sẽ hết, sức khỏe hồi phục nhanh.
Tóm lại, do đặc điểm sinh lý cũng như bệnh lý trẻ em có nhiều điểm khác người lớn, không nên nhìn nhận đơn giản rằng: “Trẻ em là người lớn thu nhỏ”.
Danh y Hải Thượng Lãn Ông cũng đã có như nhận định về việc dưỡng nhi rất cặn kẽ, mời bạn đọc tham khảo

dac-diem-tre-em-2

Nuôi con là việc rất cần
Mọi người ai cũng quan tâm hàng ngày
Tiên thiên bẩm thụ chẳng đầy
Là vì thiếu phép dưỡng thai trong lòng
Hậu thiên(*) nuôi dưỡng chẳng phòng
Chỉ vật chất dinh dưỡng sau khi sinh hay chỉ về chức năng của tỳ vị hệ tiêu hoá
Thì con ốm yếu gày còm chết non
Anh nhi như cái mầm non
Cần nên vun tưới, chăm nom, giữ gìn
***
Dự phòng ngay lúc mới sinh
Trước tiên cắt rốn, gừng, hành xát dao
Vải mềm nước muối tẩm vào
Quấn tay móc miệng độc trào tiết ra
Lại dùng nước nấu Ngân hoa
Tắm ngay cho trẻ, ngoài da mát lành
Dự phòng đậu sởi phát sinh
Lá xoan, ích mẫu rửa mình cũng hay
Dự phòng thai nhiệt kinh sài
Lúc khi mới đẻ uống ngay Ngưu Hoàng
Phòng ngừa kiết lỵ tiện đường(*)
Ỉa lỏng, ỉa chảy, kiết lỵ
Uống ngay cam thảo, mật ong kiện tỳ
Phòng ngừa kinh giản, đậu mùa
Cho uống sữa lợn(*) tháng đầu cũng nên
Sữa heo mát lành xưa đáng để phòng bệnh đậu mùa, kinh giản
Buộc bụng cho kẻ không quên
Chặn tà hàn thấp nhiễm truyền tề phong(*)
Uốn ván đường rốn
***
Khi tắm cho trẻ phải phòng
Gió lừa nước lanh, trẻ run rẩy mình
Chớ nên để trẻ sợ kinh
Tắm lâu nên kỵ, lau mình nhẹ tay
Giữ lưng cho trẻ cần thay
hàn thấp xâm nhập, kinh sài phát ra
Phong trì(*) sau gáy thường xoa
Huyệt ở hai bên gáy từ chân tóc lộn lên nửa đốt ngón tay
Đề phòng ngoại cảm phong tà Lục dâm(*)
Phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả
Khi cảm chỗ đó nên chườm
Mồ hôi ra được, trẻ thường lại chơi
Hớt tóc chỗ ấm nên ngồi
Làn đào, bột mịn, cạo rồi liền xoa
Đề phòng lở ngứa ngoài da
Dùng nước Kinh giới, hoè hoa tắm thường
Cho mặc ấm bụng, ấm lưng
Ấm chân, kín rốn còn hơn bịt đầu
Áo quần thích ứng theo mùa
Bịt hơi nóng quá phải ngừa ngứa sang (Lở)
Trên đầu dương khí bốc lên
Đội mão hơi bức hoá sinh chốc đầu
Dưới chân chẳng thiết ấm nhiều
Từ khi trẻ đã bắt đầu tập đi
Để cho cơ biểu thích nghi
Khi trời ấm lạnh cho đi ra ngoài
Trong phòng ủ ấm là sai
Đến khi thay đổi tiết trời cảm ngay
Cho nằm ở chỗ thoáng hơi
Nhưng cần phải tránh những nơi gió lùa
Đề phòng hàn thấp răn ngừa
Lăn mình dưới đất, nằm bò ngoài sương
Nằm nơi mát lạnh nên kiêng
Mặc dù tiết nóng chớ nên ở trần
Khi ngủ bụng ngực đắp chăn
Còn kiêng tiếng động giật mình hoảng kinh
Gối đầu Hoa cúc nhẹ thanh
Phòng ngừa phong nhiệt xông lên mắt đầu
Tịch (tránh) tà cho đeo bao trừ(*)
Bao đựng thuốc đeo cho trẻ để cản khí độc, phòng bệnh cũng gọi là đeo bùa
Địa liền, Long não, A nguỳ, Chân hương
Gặp khi sấm sét tiếng vang
Nhét tai cho trẻ để phòng điếc tai
Lại cần biết cách cho chơi
Cấm ôm súc vật, tránh nơi lạ thường
Đồ chơi thanh nhã nên dùng
Chớ cho bốc đất, bắt trùng mà ăn
Ngồi lê dưới đất nên răn
Trùng xâm, kiến đốt, bất thần bệnh sinh
Chơi dao, chơi lửa đáng kinh
Đề phòng tai nạn, thân hình đao thương
Nuôi trẻ tuần tiết phải tường
Vỡ da sốt lớn là thường đừng loVội dùng thuốc mạnh hồ đồ
Hài nhi non nớt, nguy cơ tới liền
Mọc răng đi tướt suốt đêm
Vội vàng cầm ỉa sẽ thêm nóng nhiều
Tập ngồi chớ để ngồi lau
Tuỷ non, xương yéu về sau lưng gù
Tập đi sớm quá cũng ngừa
Làm trẻ rán sức, gân mềm chồn chân
Luận về cho bú, cho ăn
Là phần trọng yếu ta cần quan tâm
Những điều nhũ mẫu phải làm
Giữ sao cho sữa tốt lành luôn luôn
Phòng dục, uống rượu phải kiêng
Nhất là ăn thức nướng rang, cay nồng
Cùng thức sống lạnh cay nhờn
Mặn chua thái quá cũng không nên dùng
Uống ăn hỗn tạp không chừng
Làm cho chất sữa thất thường, loãng chua
Lạnh thì nôn, tháo đầy, ho
Nóng thì lở, kiết, bất ngờ lòi dom
Sau khi mưa náng giãi dầm
Hoặc khi mẹ mới tắm xong uống liền
Sữa này truyền bệnh tất nhiên
Cần nên vắt bỏ trước tiên nước đầu
Sau khi tích sữa đã lâu
Cũng nên vắt bỏ lớp đầu mới an
Bú ăn cần cách thời gian
Ăn liền lại bú hoàn toàn không tiêu
Đang no hoặc giả bú nhiều
Nôn, ói, ọc sữa là điều đáng lo
Sau khi trẻ đã biết bò
Ăn nhiều bột gạo để cho cứng mình
Muốn cho bụng dạ yên lành
Sớm ăn ngũ cốc cho thành thói quen
Kể từ ba tháng trở lên
Cho ăn cháo loãng thì yên vị trường
Dự phòng tích trệ giun trùng
Ít ăn béo ngọt, uống phòng Sứ quân (quả giun)
Hạt sen, đậu ván nên ăn
Chua cay, đắng chát ta cần phải kiêng
Bớt ăn mấy miếng cho thèm
Còn hơn bội thực gây nên tích đầy
Uống ăn điều độ cần thay
Thức ăn thanh đạm là bài thuốc tiên
Tôm cua, sò ốc nên kiêng
Ăn vào lạnh dạ, ỉa liền phân tanh
Đến như kiệu, tỏi, hẹ, hành
Dễ sinh hư nhiệt tính tình mẩn mê
Chim sẻ, chím ngói bổ ghê
Ăn vào trằn trọc khó bề ngủ yên
Lại sinh lở ngứa liên miên
Thịt gà, cá chép cũng nên ăn vừa
Nuôi con biết cách phòng ngừa
Thì con khoẻ manh, mẹ đà khỏi lo
Nhà nghèo khi đói, khi no
Không mền, không áo cần ngừa gió sương
May thay tạo hoá đoái thương
Lưng cơm mảnh chiếu, con thường vui chơi
Vì chưng quen với tiết trời
Lại không tích trệ như người cao lương
Muốn cho con cái khang cường
Khuyên người phụ nữ nên tường cách nuôi

Có thể bạn quan tâm: