18 cây thuốc nam quanh nhà trị ho

Từ xa xưa dân gian đã biết trị ho, hen suyễn bằng những cây thuốc nam quanh nhà. Các vị thuốc quen thuốc phải kể đến như chanh, bưởi, ô mai, hoa hồng bạch ….

Cùng pqanamdinh.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bưởi

qua-buoi

Tác dụng chữa ho của cây bưởi đến từ vỏ quả bưởi và lá bưởi.

  • Vỏ quả bưởi có vị đắng cay, tính không độc, các tác dụng trừ đờm, thông lợi, tiêu phù thũng. Ở Trung Quốc, người ta cho là nó làm để tiêu, giúp sự tiêu hoá, làm long đờm, chống ho. Khi dùng thì bỏ cùi trắng, giữ lại lớp vỏ vàng.
  • Lá bưởi có vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoạt huyết, tiêu sưng, tiêu viêm. Dùng để chữa sốt, ho, nhức đầu, hắt hơi, kém ăn; còn dùng chữa viêm vú, viêm amidan.

Cách dùng cụ thể như sau:

Vỏ quả bưởi:

  • Chữa ho có nhiều đờm: Vỏ bưởi 10g, thêm đường kính, pha uống dần dần.
  • Chữa hen: Vỏ bưởi (lấy ở quả bưởi từ 0,5 đến 1 kg), một miếng Bách hợp (cây tỏi rừng), 120g vảy Hành khô, đường trắng 120 tới 250g, nấu nước uống, chia làm 3 lần uống trong ngày, liên tục trong 9 ngày

Lá bưởi:

  • Chữa cảm cúm, nhức đầu, sốt ho, sổ mũi, ngạt mũi, không ra mồ hôi: Lá bưởi: 50g, lá hương nhu: 20g, lá sả: 20g, lá tre: 20g. Tất cả dược liệu cho vào nồi đổ nước ngập lá, lấy lá chuối bịt kín miệng nồi, đun sôi 5 phút, dùng để xông.

* Chú ý khi xông: người bệnh dùng chăn trùm kín người và nồi nước, rạch lá chuối từ từ cho hơi nóng bốc lên vừa phải, đề phòng bị bỏng, xông khoảng 10 phút. Khi mồ hôi ra nhiều thì thôi, mở chăn ra từ từ và dùng ngay khăn mặt khô lau hết mồ hôi, tránh gió lùa. Không được xông khi người bệnh yếu, mồ hôi ra nhiều.

2. Chanh

qua-chanh

Dùng quả chanh để chữa ho đã được các bà, các mẹ của chúng ta hay dùng từ lâu. Để chữa ho, viêm họng: dùng quả chanh muối ngậm nhiều lần trong ngày. Để chữa ho, suyễn có nhiều đờm dãi, trẻ em hen phế quản, ho gà:

  • Rễ chanh sao: 12g
  • Vỏ rễ dâu tẩm mật sao: 12g
  • Vỏ bưởi (cạo bỏ cùi trắng) sao: 12g

Tất cả cho sắc với 200ml nước, lấy 100ml chia uống trong ngày (trẻ em cho thêm ít đường cho dễ uống)

Ngoài ra, lá chanh cũng là một vị thuốc nam rất tốt để chữa các bệnh đường hô hấp. Lá chanh có vị đắng the, mùi thơm, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, thông can khí, tiêu thũng, tán độc và hoạt huyết, khỏi ho, tiêu thực. Khi bị ho gà: dùng lá chanh tươi sắc với vài lát gừng, thêm đường đủ ngọt, uống dần.

Khi bị hen phế quản: dùng một nắm Lá chanh, một nắm dây tơ hồng; tất cả sao vàng, sau đó lấy một miếng vải sạch chải trên nền đất, đổ các vị thuốc đã sao vàng lên miếng vải trong khoảng thời gian 30 đến 40 phút đến khi dược liệu nguội rồi đem sử dụng, đổ ba bát nước, nấu còn một bát, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần một bát; uống 7-10 ngày liền.

3. Dâu tằm

dau-tam

Toàn bộ cây dâu tằm là nhiều vị thuốc quý.Lá dâu, vỏ rễ dâu, cành dâu, quả dâu đều có công năng thanh phế nhiệt, trừ phong thấp, bổ gan thận.

Người ta dùng vỏ rễ (tang bạch bì) trị phế nhiệt, hen suyễn, khái huyết, phù thũng, dị ứng do ăn uống, bụng trướng to, tiểu tiện không thông; cành (tang chi) trị phong thấp, thấp khớp viêm, đau lưng gối; lá (tang diệp) trị phong nhiệt cảm mạo; vỏ rễ trị viêm gan mạn tính, thiếu máu, thần kinh suy nhược và dị ứng. 

Ngoài ra còn có vị thuốc Tang ký sinh (tầm gửi cây dâu) và Tang phiêu tiêu (tổ bọ ngựa cây dâu) cũng có trên cây dâu.

Bài thuốc chữa ho từ cây dâu:

  • Chữa ho, hen suyễn: Vỏ rễ 20-40g sắc uống. Có thể thêm Địa cốt bì và Cam thảo.
  • Chữa ho nhiều đờm dãi: dùng vỏ rễ dâu tằm, quý bạn đọc có thể tham khảo bài thuốc ở phần của cây chanh.

4. Đu đủ

hoa-du-du

Cây đu đủ có rất nhiều công dụng chữa bệnh, từ hoa, quả xanh, quả chín, lá cây, rễ cây, nhựa cây đề có tác dụng trên những bệnh khác nhau.

Để chữa ho khản tiếng, dùng hoa bưởi đực, cụ thể như sau:

  • Hoa đu đủ đực tươi: 12g
  • Đường phèn: 50g

Hoa đu đủ tươi sao vàng thơm, đem đun cách thủy với đường phèn (không có đường phèn dùng đường kính cũng được) chia uống dần trong ngày.

5. Hồng bì

vi-thuoc-hong-bi

Hồng bì còn có tên khác là Hoàng bì, Quất hồng bì, Nhâm.  Quả có vị ngọt và chua, tính hơi ấm; có tác dụng làm long đờm kích thích tiêu hoá và ngừng nôn mửa.

Ứng dụng trong thực tế: Chữa ho, sốt viêm họng, viêm amidan:

  • Quả hồng bì: 12g (3-4 quả)
  • Quả quất: 14g (1-2 quả)
  • Mật ong, đường phèn hoặc đường kinh trắng đủ dùng

Cho tất cả quả hồng bì và quả quất vào trong 1 bát nhỏ thêm mật ong hay đường phèn đem hấp cơm hay đun cách thủy trong 15 phút, dùng trong ngày.

6. Mơ

vi-thuoc-mo

Quả mơ có tác dụng chữa các bệnh đường hô hấp rất tốt. Hạt có vị đắng, tính ôn, có ít độc; có tác dụng giáng khí, chỉ khái, bình suyễn, nhuận tràng, thông tiện. Quả có tác dụng kháng khuẩn, nhuận phổi. Ô mai (vị chua) và Bạch mai (vị chua, mặn) tính mát; có tác dụng chỉ khát, sinh tân dịch.

Cách dùng hạt mơ:

Dùng trị ho khó thở, tức ngực đờm nhiều, huyết hư, khô tân dịch, đại tiện khó do bị táo nhiều ngày. Ngày dùng 4,5 – 9 g, dạng thuốc sắc.

Cách dùng quả mơ:

Chữa ho viêm họng:

  • Ô mai (lấy thịt bỏ hạt): 6g
  • Vỏ rễ dâu tẩm mật sao thơm: 12g
  • Cam thảo dây: 6g

Thêm 200ml nước, sắc lấy 100ml uống trong ngày

Để dùng được quả mơ hiệu quả, chúng ta nên biết các chế biến quả thành ô mai.

* Cách chế ô mai:

  • Chọn quả mơ chín (vàng xanh) đem ngâm vào nước tro bếp nửa ngày rồi cho vào sọt nhỏ lót lá chuối tiêu đem treo trên gác bếp xông khói cho khô đen dùng dần

*Cách chế ô mai muối: 

  • Chọn quả mơ mới chín, đem ngâm vào nước muối thật mặn, ngày phơi, đêm ngâm liên tục trong 10 ngày đêm, muối ngâm vào quả mơ kết tinh thành một lớp màng trắng đem phơi thật khô đóng vào lọ dùng dần.

7. Nhót

qua-nhot

Quả nhót, lá nhót và rễ nhót có tác dụng chữa bệnh. Quả có thể chữa ỉa chảy và đi lỵ mãn tính, rễ nhót chữa mụn nhọt, thổ huyết. Lá nhót chữa ho, hen suyễn rất tốt.

Bài thuốc:

Chữa ho, hen suyễn:

  • Lá và rễ nhót khô: 16g
  • Lá và rễ táo: 12g
  • Hạt cải củ: 6g
  • Hạt cải canh: 6g

Thêm 200ml nước sắc uống trong ngày.

8. Quất

cay-quat

Quả quất có vị chua, hơi ngọt, tính bình. Dân gian thường dùng quả làm thuốc ngậm chữa ho, viêm họng (thường chưng với đường phèn hoặc Mật ong).

Mứt quất hoặc quất ngâm đường dùng rất tốt vừa bổ dưỡng vừa trị ho.

9. Quýt

cay-quyt

Trần bì (vỏ Quýt chín) dùng chữa ho, tức ngực, nhiều đờm, trúng thực đầy bụng, đau bụng, ợ hơi, nôn mửa, ỉa lỏng; còn dùng trừ thấp, lợi tiểu, giải độc cá tanh.

Bài thuốc cụ thể:

-Chữa ho suyễn nhiều đờm, tức ngực khó thở:

  • Vỏ quýt (Trần bì): 12g
  • Vỏ rễ dâu (Tang bạch bì): 12g
  • Xa tiền: 12g
  • Mía chẻ nhỏ: 100g

Thêm 300ml nước cất lấy 100ml nước thuốc chia uống nhiều lần trong ngày

– Chữa ho mất tiếng: Trần bì 12g sắc với 200ml nước, còn 100ml; thêm đường để vừa ngọt, uống dần trong ngày.

10. Táo

qua-tao

Lá có vị chua chát, hơi có nhớt, tính mát; có tác dụng hạ nhiệt, giải độc, tiêu viêm, trừ ho.

Bài thuốc:

Chữa hen suyễn, ho gà:

  • Lá táo: 60g
  • Lá nhót: 60g
  • Lá chanh: 60g

Tất cả sao vàng sắc với 600ml nước, chắt lấy 200ml chia làm 2 lần uống trước bữa ăn 1 giờ. Uống liền trong 2-4 tuần.

11. Hoa hồng bạch

hoa-hong-bach

Chữa ho trẻ sơ sinh, viêm họng:

  • Cánh hoa hồng bạch: 10g
  • Đường phèn: 20g

Hấp cơm hay cách thủy sôi 15 phút, cho trẻ uống nhiều lần trong ngày

chữa trẻ em ho nhiều đờm khò khè.

12. Mạch môn

vi-thuoc-mach-mon

Mạch môn là cây thuốc thông dụng trong nhân dân làm thuốc bổ phổi, trị ho, ho lao, về chiều nóng âm ỉ, sốt cao, tâm phiền khát nước, lợi tiêu hoá, trị táo bón, lợi sữa cho đàn bà đẻ nuôi con. Còn dùng làm thuốc cầm máu chữa thổ huyết, ho ra máu, chảy máu cam.

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư yếu, ăn uống chậm tiêu, ỉa chảy không dùng.

Bài thuốc:

Chữa ho long đờm:

  • Mạch môn: 16g
  • Thiên môn: 16g
  • Vỏ rễ dâu (tang bạch bì) tẩm mật sao: 12g
  • Cam thảo dây: 8g

Thêm 600ml nước, sắc lấy 200ml chia làm 2-3 lần uống trong ngày.

13. Thiên môn

vi-thuoc-thien-mon-dong

Thiên môn đông thường dùng chữa: Phổi khô ho khan, lao phổi, viêm họng mạn tính, ho gà; họng khô khát nước, buồn phiền mất ngủ; bạch hầu; viêm mũi; đái tháo đường; táo bón kéo dài;

Bài thuốc:

-Chữa ho lâu ngày

  • Thiên môn đông bỏ lõi: 100g
  • Mạch môn đông bỏ lõi: 100g
  • Vỏ rễ dâu tẩm mật sao: 50g
  • Ô mai: 20g
  • Gừng tươi: 20g

Thêm 2 lít nước, sắc chắt lấy 300ml nước thuốc, thêm 500g đường kính, đun sôi cho tan hết đường, đóng vào chai dùng dần. Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 15ml

-Chữa: ho sốt, viêm họng, loét mồm:

  • Thiên môn đông bỏ lõi: 16g
  • Mạch môn đông bỏ lõi: 16g
  • Sâm đại hành: 16g

Thêm 300ml nước sắc lấy 100ml chia 2 lần uống trong ngày.

14. Xạ can (rẻ quạt)

xa-can

Bài thuốc nam có xạ can trị viêm họng, yết hầu sưng đau, ho sốt

  • Rễ xạ can: 6g
  • Vỏ rễ dâu tằm tẩm mật sao: 12g
  • Rễ cỏ tranh: 16g
  • Ô mai: 6g
  • Củ sắn dây: 12g
  • Cam thảo dây: 16g 

Thêm 500ml nước, sắc còn 200ml thêm 1 ít đường, uống dần dần sau bữa ăn và khi đi ngủ.

15. Cải củ

cai-cu-la-bac-tu

Hạt của cây cải củ còn gọi là la bạc tử, có vị cay ngọt, mùi thơm, tính bình; có tác dụng thông khí, tiêu đờm, trừ hen suyễn, lợi tiểu, nhuận.

Trong y học dân gian, hạt dùng chữa chứng phong đờm, thở suyễn, lỵ, mụn nhọt, đại tiểu tiện không thông, lại phá được trệ khí tràng, tiêu tích.

Bài thuốc:

  • Hạt cải củ (la bạc tử) sao thơm: 6g
  • Hạt tía tô (tô tử) sao thơm: 6g
  • Hạt cải xanh (bạch giới tử) sao thơm: 4g

Sau khi sao thơm, tán nhỏ cho vào túi vải thêm 500ml, sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

16. Hẹ

cay-he

Trong dân gian, cây hẹ trị cơn hen suyễn nặng, đờm chặn khó thở, chứng ra mồ hôi trộm, sưng cổ họng khó nuốt, đổ máu cam, lỵ ra máu, viêm mũi, viêm tiền liệt tuyến. 

Bài thuốc:

Chữa ho trẻ em nhiều đờm:

  • Lá hẹ thái nhỏ: 10g
  • Cánh hoa hồng bạch: 10g
  • Đường phèn hoặc đường trắng: 20g

Tất cả cho vào bát nhỏ bít lá chuối hấp trong nồi cơm hoặc đun cách thủy sôi trong 10 phút. Gạn lấy nước cho trẻ uống làm nhiều lần trong ngày.

17. Húng chanh

cay-hung-chanh

Nhân dân ta thường thái nhỏ lá Húng chanh để ướp thịt, cá, nó là loại gia vị đặc sắc. Lá và ngọn non thường được dùng trị cảm cúm, ho hen, ho ra máu, sốt cao, sốt không ra mồ hôi, nôn ra máu, đổ máu cam, còn dùng chữa viêm họng, khản tiếng.

Cách dùng cụ thể:

Chữa ho viêm họng, khản tiếng

Hái 5-10 lá rửa sạch ngâm nước muối, nhai nuốt nước, Ngày nhai 4-5 lần.

18. Mã đề

ma-de

Mã đề có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, lợi phế, làm long đờm.

Bài thuốc:

Chữa ho tiêu đờm:

  • Hạt mã đề: 12g
  • Hạt cải củ: 10g
  • Hạt tía tô: 10g
  • Hạt cải canh: 4g

Tất cả sao thơm, sắc với 400ml nước. Đun sôi trong 30 phút thêm ít đường cho ngọt, chia làm 3 lần uống trong ngày.

One thought on “18 cây thuốc nam quanh nhà trị ho

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0965222806