Trẻ bị suy dinh dưỡng: Cách phát hiện và phòng tránh

Trong những năm qua, nền kinh tế – xã hội nước ta cũng như đời sống của người dân đang ngày càng được cải thiện, các chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em đã đạt được những kết quả nhất định. Mặc dù tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng giảm nhiều trong những năm gần đây nhưng theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở mức cao.

Mời bạn đọc nghe chuyên gia của PQA Nam Định chia sẻ về vấn đề này nhé!

1. Cách để phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng

Biện pháp đơn giản nhất để biết được trẻ phát triển bình thường hay suy dinh dưỡng bằng cách cân cho trẻ đều đặn hàng tháng để theo dõi diễn biến cân nặng của trẻ.

Phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng
Phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng bằng cách theo dõi cân nặng thường xuyên
  • Hàng tháng nếu tăng cân đều đặn đó là dấu hiệu quan trong của một trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường
  • Không tăng cân là dấu hiệu báo động về sức khỏe và nuôi dưỡng chưa tốt.
  • Nếu ở những vùng sâu, vùng xa không có điều kiện cân trẻ có thể dùng số đo vòng cánh tay trái để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ, nhưng chỉ áp dụng cho trẻ từ 13 – 59 tháng tuổi.

Cách đo: Dùng thước dây mềm, không chun giãn. có độ chia 0,1 cm để đo. Vòng đo đi qua điểm giữa cánh tay tính từ mỏm khủy đến cùng vai.

Phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng
Phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng bằng cách đo vòng dây
    • Vòng tay của trẻ đạt 13,5 cm là bình thường.
    • Từ 12,5 cm đến dưới 13,5 cm là đe dọa suy dinh dưỡng.
    • Dưới 12,5 cm là đã bị suy dinh dưỡng.
    • Dưới 11,5 cm là suy dinh dưỡng nặng.

>> Xem thêm: Một số câu hỏi về vấn đề cân nặng ở trẻ.

2. Nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng như thế nào ?

Cách nuôi trẻ bị suy dinh dưỡng
Ăn uống hợp lý để phòng suy dinh dưỡng cho trẻ
  • Trẻ suy dinh dưỡng thường kém ăn và hay bị rối loạn tiêu hóa. Vì vậy phải cho ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để đảm bảo số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường.
  • Đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi ngoài bú mẹ cần ăn thêm 4 bữa/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi cân ăn 5 – 6 bữa/ ngày.
  • Trong chế độ ăn, ngoài gạo để nấu bột, cháo hoặc cơm thì cần phải có thêm thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và dầu mỡ. Cho ăn thêm hoa quả chín.
  • Một số trẻ có thể vẫn thèm ăn. nhưng chế độ ăn thiếu năng lượng, vì vậy nên cho dầu mỡ quấy vào bột cháo hoặc cho dầu mỡ vào nước canh, rau xào … để tăng độ đậm nhiệt trong bữa ăn của trẻ.
  • Cách chế biến phải phù hợp với khẩu vị ăn của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.

3. Phòng tránh suy dinh dưỡng ở trẻ

phong-tranh-suy-dinh-duong-o-tre Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng tốt cho bà mẹ khi có thai: khám thai định kỳ, tiêm phòng uốn ván, uống viên sắt phòng thiếu máu, ăn uống đầy đủ, lao động và nghỉ ngơi hợp lý.

  • Sau khi sinh cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho trẻ bú kéo dài 18 – 24 tháng.
  • Từ tháng thứ 6 trở đi (sau 180 ngày) cho trẻ bổ sung với những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ, vừng lạc. Chú y hàng ngày cho trẻ ăn rau xanh, quả chín, dầu, mỡ.
  • Đảm bảo trẻ không bị thiếu vitamin A bằng chế độ ăn và uống vitamin A liều cao định ký (1 năm 2 lần).
  • Tiêm chủng theo lịch.
  • Quan tâm, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tốt trong và sau khi mắc bệnh
  • Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn, giun sán cho trẻ.
  • Cân trẻ thường xuyên và theo dõi cân nặng của trẻ bằng biều đồ tăng trưởng.

Câu hỏi thường gặp về vấn đề dinh dưỡng ở trẻ:

Tại sao trẻ suy dinh dưỡng hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn ?
Khi trẻ bị suy dinh dưỡng thường bị giảm khả năng đáp ứng miễn dịch. – Kháng thể IgA tiết tham gia vào miễn dịch tại chỗ giảm. Độ toan dạ dày giảm nên trẻ hay mắc bệnh tiêu chảy. – Lượng tế bào Lympho T và B lưu hành giảm nên trẻ suy dinh dưỡng dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt viêm phổi và tiêu chảy. – Thiếu vitamin A, C làm giảm chức năng bảo vệ da và niêm mạc. Khi trẻ bị nhiễm khuẩn thường kém ăn, hay bị nôn trớ nên lượng thức ăn đưa vào cơ thể không đáp ứng đủ nhu cầu làm cho tình trạng suy dinh dưỡng nặng thêm
Trẻ suy dinh dưỡng ăn thịt cóc có tốt không?
Thịt cóc cũng là nguồn dinh dưỡng tốt. Trong 100 gam thịt cóc có chứa 16,6 gam đạm (protid), ngoài ra còn 1 số yếu tố vi lượng khác đặc biệt là kẽm rất tốt cho sự phát triển và phục hồi của trẻ. Theo quan điểm của đông y thịt cóc có tác dụng bổ tỳ giúp trẻ ăn ngon miệng tiêu hóa tốt. Tuy vậy, khi sử dụng thịt cóc cần hết sức cẩn thận để đảm bảo an toàn vì một số bộ phận của cóc như: gan, da, trứng có chứa độc tố gây chết người. Do đó khi làm thịt cóc nhất thiết phải loại bỏ các bộ phận có chứa độc tố và tuyệt đối không để độc tố nhiễm vào phần thịt cóc làm thức cho trẻ.


Có thể bạn quan tâm:

  1. PQA Suy Dinh Dưỡng
  2. PQA Kiện Tỳ Tiêu Thực
  3. Cốm Lợi Sữa PQA
  4. Siro PQA Kiện Tỳ Ích Khí