Cách phòng bệnh Hen phế quản, hen suyễn

Cách phòng bệnh Hen phế quản, hen suyễn

1. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh hen suyễn có thể khởi phát bởi một số loại thuốc như aspirin, thuốc giảm đau không steroid như ibuprofen, naproxen,… thậm chí cả thuốc nhỏ mắt nếu người bệnh không sử dụng đúng cách và theo hướng dẫn của bác sĩ. Vì vậy, khi dùng thuốc để điều trị đối với bất kỳ một bệnh lý nào người bệnh cũng cần tuân thủ đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối tránh việc tự ý mua thuốc, sử dụng sai thời gian hoặc sai liều dùng.

2. Tránh gặp các tác nhân gây hen suyễn.

Tác nhân gây hen phế quản
Tác nhân gây hen phế quản

Các tác nhân thường gặp gây ra bệnh hen suyễn bao gồm: vật nuôi, mạt nhà, gián, cây trồng và phấn hoa, ẩm mốc, khói thuốc, hóa chất, một số loại thức ăn. Cách phòng ngừa và điều trị tốt nhất là hãy tránh xa các tác nhân gây ra căn bệnh này.

– Tránh tiếp xúc với lông của vật nuôi: Nếu nằm trong đối tượng dễ mắc bệnh hen phế quản thì bạn tốt nhất nên tránh tiếp xúc với lông của các loại thú cưng như chó, mèo, chim cảnh…

– Đeo khẩu trang khi ra đường: Không khí hiện nay rất ô nhiễm. Do đó nếu muốn tránh xa các thành phần khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất độc hại trong không khí thì bạn cần sử dụng khẩu trang mỗi khi ra đường.

– Kiêng ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng: Tôm, cua, đồ chiên nướng, rượu bia… thuộc nhóm dễ gây dị ứng. Những người có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn nên thận trọng khi sử dụng các loại thức ăn này.

– Dọn dẹp nhà cửa đều đặn: Thường xuyên lau dọn nhà cửa, hút bụi bẩn, giặt giũ chăn, ga, gối, đệm để tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Đây là một trong những cách loại bỏ tác nhân gây nên hen suyễn đơn giản, dễ thực hiện.

3. Tập thể dục hợp lý và sử dụng các thực phẩm để tăng sức đề kháng.

dai-tien-hang-ngay-2
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát bệnh hen

Để sở hữu cơ thể khỏe mạnh, bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và khoa học. Theo đó, thực đơn hàng ngày cần bảo đảm cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết như đạm, chất béo, chất xơ,… Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, chanh,…

Rèn luyện thể dục thường xuyên cũng là cách phòng ngừa bệnh hen suyễn rất tốt. Khi tập thể dục, ngoài các cơ thì phổi sẽ được gia tăng sức mạnh, ngăn ngừa những cơn hen suyễn xảy ra. Tuy nhiên bạn cần tránh tập luyện lâu ngoài trời lạnh hoặc tập quá sức bản thân.

4. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh.

Không khí lạnh là một trong những tác nhân dễ gây ra những đợt hen suyễn cấp và các bệnh đường hô hấp khác. Do đó, vào lúc thời tiết giao mùa hay trở lạnh, bạn hãy giữ ấm cơ thể bằng cách chuẩn bị cho mình những chiếc găng tay, tất, khăn, mũ, áo khoác dày để bảo vệ cơ thể.

Hen phế quản là gì?

1. Hen phế quản

Hen phế quản (HPQ) là một bệnh có đặc điểm là viêm mạn tính niêm mạc phế quản làm tăng phản ứng của phế quản thường xuyên với nhiều tác nhân kích thích, dẫn đến co thắt lan toả cơ trơn phế quản. Sự co thắt phế quản không cố định, thường có thể hồi phục tự nhiên hoặc sau khi đùng thuốc giãn phế quản.

2. Dịch tễ học?

Hen phế quản là bệnh gặp rất phổ biến, và có xu hướng ngày một tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Ở Mỹ, hiện nay tần suất người bị hen phế quản khoảng 4,8%; ở Cu Ba có 9,74% dân số bị hen phế quản. Tại Việt Nam, hen phế quản chiếm tỷ lệ khoảng 2,6% dân số nói chung, và khoảng 8- 10% trẻ em.

3. Triệu chứng thực thể của bệnh hen phế quản?

Dấu hiệu nhận biết hen suyễn
Dấu hiệu nhận biết hen suyễn

–  Cơn hen phế quản là triệu chứng chính của hen phế quản.

–  Triệu chứng báo trước: hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt hoặc đỏ mắt (viêm màng tiếp hợp dị ứng), ho khan vài tiếng, có khi buồn ngủ.

–  Cơn khó thở: khó thở chậm, khó thở ra (giai đoạn đầu), có tiếng cò cử mà người ngoài cũng nghe thấy, khó thở tăng dần, phải tỳ tay vào thành giường để thở, đòi mở toang cửa để thở, mệt nhọc, toát mồ hôi, tiếng nói bị ngắt quãng. Cơn khó thở kéo dài 10 -15 phút, có khi hàng giờ, hoặc liên miên cả ngày không dứt.

–  Cơn khó thở giảm dần và kết thúc là một trận ho và khạc đờm, đờm mầu trong, quánh và dính, càng khạc được nhiều càng dễ chịu. Hết cơn bệnh nhân nằm ngủ được.

–  Cơn hen thường xảy ra về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết

4. Chẩn đoán xác định hen phế quản

Nghĩ đến hen khi có một trong những dấu hiệu hoặc triệu chứng chỉ điểm sau:

–  Cơn hen với các đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng: Tiền triệu: hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ho khan, buồn ngủ…, có cơn khó thở.

–  Tiền sử có một trong các triệu chứng sau:

+ Ho, tăng về đêm.

+ Tiếng rít tái phát.

+ Khó thở tái phát.

+ Nặng ngực nhiều ỉần.

–  Khám phổi bình thường cũng không loại trừ chẩn đoán hen.

–  Thăm dò chức năng hô hấp rối loạn thông khí tắc nghẽn có hồi phục với thuốc giãn phế quản.

5. Biến chứng của hen phế quản

Biến chứng của hen suyễn
Biến chứng của hen suyễn

Tiến triển của bệnh không giống nhau, có người bệnh ổn định một thời gian dài, có người bị liên tục, trong quá trình diễn biến lâu dài của bệnh có thể có những biến chứng sau:

– Nhiễm khuẩn: đợt bội nhiễm làm bệnh nặng thêm, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng: sõt, ho, khạc đờm đặc, khó thở, có khi biểu hiện đợt suy hô hấp.

– Giãn phế nang: phế nang bị ứ khí, thành phế nang bị phá huỷ do các đợt bội nhiễm lâu dần gây giãn phế nang. Thể tích và áp lực phế nang tăng lên, vách mạch máu dày lên, lòng mạch hẹp lại, hệ thống mao mạch thưa thớt đưa đến hậu quả tăng áp lực tiểu tuần hoàn.

–  Suy thất phải: là biến chứng cuối cùng của hen phế quản, thất phải dày, buồng thất phải giãn và sau cùng là suy tim toàn bộ.

.

CẦN TƯ VẤN XIN LIÊN HỆ: DSĐH NGUYỄN THỊ THƯỢC

ĐỊA CHỈ: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA- XÃ TÂN THÀNH- HUYỆN VỤ BẢN- TỈNH NAM ĐỊNH

SỐ ĐIỆN THOẠI: 0965222806- 0932233201.

Duoc-si-thuoc-pqa
Dược sĩ Thược