Nội dung chính
Để điều trị hen suyễn, trước hết chúng ta cần phải có kiến thức vững chắc về nó, từ đó mới có thể tìm cách phòng tránh cũng như hạn chế bộc phát các cơn hen nguy hiểm.
Bài viết sau, tôi sẽ giúp bạn giải đáp những khúc mắc thường gặp về bệnh hen suyễn:
1. Tôi dùng lâu dài các thuốc xịt, hít như vậy có nguy cơ gì không?
- Hen là bệnh lý hô hấp mạn tính, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị với các thuốc xịt. Khi sử dụng đúng liều được kê toa sẽ kiểm soát bệnh và giảm nguy cơ các đợt kịch phát trong tương lai.
- Các thuốc xịt, hít trong điều trị Hen thường là corticoid hít; thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn, và tác dụng kéo dài… Bên cạnh hiệu quả điều trị đem lại thì bất kể một thuốc nào cũng sẽ có những tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, liều lượng thuốc xịt do đưa thẳng vào đường hô hấp nên chỉ cần một lượng hít rất thấp so với dạng uống hay dạng tiêm. Thuốc corticoid dạng xịt nếu súc họng kỹ, dùng đúng liều như chỉ định thì rất ít tác dụng phụ. Các thuốc giãn phế quản có thể làm tăng nhịp tim ở một số ít bệnh nhân.
2. Khi thấy khó thở hoặc có dấu hiệu lên cơn hen tôi nên làm gì?
Cách xử trí khi thấy khó thở hoặc có dấu hiệu lên cơn hen cấp:
- Nếu tại nhà có thuốc xịt thì ưu tiên hàng đầu là thuốc giãn phế quản dạng hít Ventolin (salbutamol) MDI, xịt từng nhát một và hít sâu vào mỗi lần 2 nhát. Sau 20 phút chưa giảm tiếp tục 2 nhát nữa và sau 20 phút nữa vẫn chưa giảm tiếp tục xịt 2 nhát nữa. Lưu ý, nếu trong 1 giờ đã dùng 6 nhát xịt mà không giảm thì phải đi cấp cứu ngay
- Trong trường hợp dùng Symbicort (Budesonide/Formoterol) thì hít 1 nhát mỗi lần. Nếu triệu chứng vẫn còn sau vài phút, nên dùng thêm 1 liều hít nữa. Không dùng quá 6 liều hít trong 1 lần. Cách này chỉ áp dụng cho bệnh nhận trên 18 tuổi đang được kể toa Symbicort điều trị duy trì và cắt cơn.
3. Tôi chỉ sử dụng thuốc xịt nhưng có cảm giác bị run rẩy không biết có phải do thuốc không, tôi nên làm gì?
- Khi sử dụng các thuốc xịt có chứa thành phần giãn phế quản có chứa thành phần chủ vận bêta-2 thì có thể gặp các phản ứng phụ có thể dự báo trước về mặt dược lý của thuốc như run rẩy và hồi hộp. Các phản ứng phụ này thường nhẹ và biến mất sau vài ngày điều trị.
- Trong trường hợp các tác dụng phụ này kéo dài và/hoặc nghiêm trọng thì bệnh nhân cần dừng thuốc và tái khám bác sĩ.
4. Hen có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ con thưa bác sĩ?
- Hen suyễn ở trẻ là tình trạng đường dẫn khí bị viêm mạn tính gây phù nề và chít hẹp đường thở làm cho trẻ khó thở và thở khò khè. Trẻ bị hen suyễn thường xảy ra những cơn co thắt phế quản và tăng tiết dịch nhầy trong niêm mạc phế quản, cản trở sự lưu thông của đường khí nên trẻ càng trở nên khó thở. Mức độ khó thở phụ thuộc vào sự co thắt của phế quản và sự bài tiết của dịch nhầy.
- Trẻ bị hen suyễn rất nhạy cảm với các chất kích thích như lông vật nuôi, sự thay đổi của thời tiết, khói bụi… Hen suyễn là căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ nên các bậc phụ huynh cần lưu tâm để kịp thời điều trị và ngăn chặn sự tấn công của hen suyễn tới con em mình.
- Ảnh hưởng của hen đến trẻ còn tùy thuộc vào mức độ hen mà trẻ mắc phải:
? Cơn hen nhẹ và ngắt quãng: các cơn hen thỉnh thoảng mới xuất hiện và thường xảy ra vào ban ngày khoảng 1 tuần/lần. Trẻ vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường.
? Cơn hen nhẹ nhưng kéo dài dai dẳng: các cơn hen xảy ra ở mức độ nhẹ, thường diễn ra vào ban ngày và dưới 1 tuần/lần.
? Cơn hen trung bình và dai dẳng: các cơn hen xảy ra vào ban ngày, ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ.
? Cơn hen nặng và dai dẳng: các cơn hen diễn ra thường xuyên và kéo dài, hạn chế các hoạt động vui chơi và thể lực của trẻ. Những cơn hen còn thường xuất hiện vào ban đêm khiến trẻ khó ngủ và quấy khóc. Trẻ bị hen nếu không điều trị sẽ không vui chơi và ngủ yên giấc vì vậy sẽ chậm phát triển, nhưng nếu điều trị tốt, tre có thể phát triển, vui chơi, sinh hoạt như các trẻ khác.
? Cơn hen ác tính: Các cơn hen diễn ra thường xuyên, hàng ngày và nặng hơn về chiều và đêm làm trẻ khó thở nhưng không có hiện tượng sốt và có thể gây tử vong.
5. Làm thế nào để tránh/giảm lên cơn hen?
- Sử dụng thuốc đều đặn theo đúng hướng dẫn của bác sĩ rất cần thiết để duy trì tình trạng ổn định của bệnh và phòng tránh các đợt cấp.
- Ngoài ra, đối với bệnh Hen, bạn cần các yếu tố kích phát cơn hen thường gặp nhất là:
? Thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh, lạnh sang nóng, mùa khô sang mùa mưa và ngược lại.
? Nhiễm trùng hô hấp trên do vi rút (cúm) hay vi khuẩn.
? Tiếp xúc môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, bụi bặm. Tiếp xúc dị nguyên, kể cả thức ăn dị ứng.
? Gắng sức thể lực, căng thẳng tâm lý.
Như vậy, bài viết đã giải đáp một số câu hỏi rất thường gặp về bệnh hen suyễn, hy vọng sẽ giúp các bạn trong điều trị và phòng bệnh. Chúc các bạn luôn khỏe!
CẦN TƯ VẤN XIN LIÊN HỆ: Dược sĩ Đại học NGUYỄN THỊ THƯỢC
Địa chỉ: Công ty cổ phần Dược phẩm PQA - Xã Tân Thành - Huyện Vụ Bản - Tỉnh Nam Định | |
Số điện thoại: 0965222806- 0932233201 | |
Email: pqathanhnam@gmail.com |