Điều trị hen suyễn theo nguyên lý tây y và đông y

Từ lâu, những nguyên lý điều trị bằng Y học cổ truyền và Y học hiện đại có nhiều góc độ tương đồng nhưng góc nhìn khác biệt cũng không ít. Trong việc điều trị hen suyễn (hen phế quản) thì sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

1.Hen phế quản là gì?

Hen phế quản (hen suyễn) là 1 bệnh mạn tính về đường hô hấp. Khó thở là đặc trưng điển hình chủ yếu nhất của người bị hen, đồng thời thường đi kèm các triệu chứng như ho, nặng ngực, đờm nhiều nhưng đôi khi không khạc ra được. Các triệu chứng này xuất hiện khi đường thở phản ứng quá mẫn với các dị nguyên gây ra co thắt phế quản, tăng tiết nhầy, phù nề niêm mạc đường thở.

2. Triệu chứng điển hình của bệnh hen?

dieu-tri-hen-suyen-1
Triệu chứng của hen phế quản (hen suyễn)

2.1. Ho mãn tính, ho dai dẳng

  • Ho là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để đẩy những chất gây dị ứng từ môi trường ra khỏi đường hô hấp, ví dụ như phấn hoa, bụi hoặc khói thuốc lá…
  • Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ho, chẳng hạn như nhiễm trùng xoang hoặc cảm lạnh. Tuy nhiên, ho kéo dài cũng có thể là một trong những triệu chứng của hen. Ngoài ra, ho vào ban đêm làm đánh thức bạn dậy có thể là do tình trạng hẹp các đường dẫn khí bất thình lình. Khi gặp tình trạng này, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra.
2.2. Thở khò khè
  • Thở khò khè cũng là một trong những triệu chứng điển hình của hen. Đây là âm thanh do không khí tạo ra khi đi qua những chỗ hẹp trên đường hô hấp. Bạn thường có xu hướng khò khè khi trời trở nên lạnh hơn.
  • Đối với một số người tập thể dục trong thời tiết lạnh cũng rất dễ gặp phải triệu chứng này. Vì vậy, để xử lý kịp thời với tình trạng này, bạn nên theo dõi chặt chẽ các phản ứng của cơ thể khi thử tập luyện thể dục trong những điều kiện nhiệt độ khác nhau.

2.3. Khó thở (ngay cả khi tập thể dục nhẹ)

  • Nếu bạn cảm thấy bị khó thở dù chỉ là tập thể dục nhẹ, sau đó bạn nghỉ ngơi một lát và tình trạng này giảm bớt, có thể bạn đã bị hen suyễn.
  • Khi có tình trạng này, bạn nên đến bệnh viện để phát hiện sớm bệnh hen suyễn cũng như điều trị kịp thời.

2.4. Mệt mỏi

  • Đôi khi bạn cảm thấy mệt mỏi, thở khò khè và ngực nặng mà không có bất kỳ lý do gì. Mệt mỏi là do không cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Đây là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh hen, rất nhiều bệnh nhân hen suyễn thường phàn nàn về tình trạng cơ thể mệt mỏi.

2.5. Thường xuyên bị hụt hơi

  • Việc mất giọng thường xuyên có thể không phải là triệu chứng của bệnh suyễn. Tuy nhiên, khi dấu hiệu này xảy ra thường xuyên và đi kèm với một số triệu chứng nêu trên, bạn nên khám kiểm tra cũng như gặp bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân có phải bạn đã bị hen suyễn hay không.
  • Việc không điều trị hen suyễn kịp thời có thể gây nguy hiểm. Bệnh này rất dễ gây ra tử vong nên bạn phải chắc chắn rằng mình có đủ thông tin cần thiết về nó để phòng tránh cũng như điều trị một cách chính xác.
  • Ngoài 5 triệu chứng điển hình thì rất nhiều trường hợp người bị hen suyễn không có dấu hiệu điển hình. Do đó, cần nghĩ ngay đến bệnh hen khi người bệnh có một trong các biểu hiện sau:
    • Nhiều hơn 1 triệu chứng, các triệu chứng thường diễn ra vào ban đêm hay sáng sớm; thay đổi về thời gian và cường độ.
    • Các triệu chứng xuất hiện khi gắng sức, cười, khó hay tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí lạnh, thú nuôi….
    • Các triệu chứng tăng nặng khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp
    • Đáp ứng với các thuốc điều trị hen phế quản.

3. Nguyên nhân của hen suyễn

dieu-tri-hen-suyen-2
Những nguyên nhân gây hen suyễn
Có rất nhiều tác nhân khởi phát cơn hen phế quản:
  • Các tác nhân dị ứng: là nguyên nhân thường gặp nhất.
    • Dị nguyên đường hô hấp: thường là bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, khói thuốc lá, các con bọ sống trong chăn nệm,… Cũng có thể là những chất trong công nghiệp như: bụi kim loại, khói xăng dầu, hơi sơn,…
    • Dị nguyên thực phẩm: các loại hải sản (tôm, cua, cá, sò,… ), trứng, thịt gà, lạc.
    • Thuốc: Một số loại thuốc cũng có thể là yếu tố khởi phát cơn hen, như aspirin, penicillin,…
  • Tác nhân nhiễm khuẩn: Các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amiđan,… là một trong những nguyên nhân gây ra cơn hen ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng.
  • Các tác nhân không dị ứng:
    • Di truyền: Trong gia đình có người bị hen phế quản. Theo y học hiện đại, những trẻ bị hen trước 12 tuổi đa phần là bởi di truyền (cơ địa dị ứng, viêm mũi xoang, viêm đa khớp dạng thấp…), còn sau 12 tuổi mắc bệnh là do các ảnh hưởng của nhân tố môi trường.
    • Yếu tố tâm lý: tình trạng lo âu, căng thẳng, sang chấn tâm lý,…
    • Rối loạn tình dục.

4. Điều trị theo tây y

Dù hiểu rõ các nguyên nhân gây tăng nặng bệnh lý hen và cơ chế xuất hiện các cơn hen phế quản nhưng cho tới hiện tại y học hiện đại chưa có phương pháp để đẩy lùi dứt điểm bệnh hen suyễn. Hen không có cách gì chữa khỏi mà chỉ có thể khắc phục bằng cách phòng tránh bệnh không biến chứng nặng hơn. Phương pháp điều trị là cố gắng tránh xa những nguồn gây dị ứng, dùng thuốc kiểm soát (dự phòng) và thuốc cắt cơn phối hợp với các liệu pháp kèm theo đối với người mắc hen ở mức độ nặng. Thuốc được chỉ định điều trị hen trong dài hạn thường gồm 3 loại chính:
  • Thuốc kiểm soát (dự phòng hen): Được dùng để duy trì đều đặn. Thuốc có tác dụng giảm viêm đường thở, kiểm soát triệu chứng và giảm nguy cơ tương lai của các đợt kịch phát và suy giảm chức năng phổi.
  • Thuốc cắt cơn: Được chỉ định để làm giảm các triệu chứng của một cơn hen bùng phát hay tình trạng tăng nặng của cơn hen cấp. Giảm và tối ưu hơn cả là loại bỏ nhu cầu điều trị cắt cơn là mục đích quan trọng trong kiểm soát hen và chính là thành công của điều trị hen.
  • Phối hợp thuốc điều trị cộng thêm đối với trường hợp hen nặng: thường là phối hợp LABA (Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài) với ICS (Corticosteroid dạng hít). Tác dụng của loại thuốc phối hợp này tương đương với việc tăng gấp đôi liều corticoid đơn thuần. Ngoài ra có thể sử dụng thêm các thuốc kháng IGE (omalizumab) là các thuốc có tác dụng ức chế việc giải phóng ra các chất hóa học trung gian gây viêm như leukotrien, interlekin, histamin do đó không gây ra các biểu hiện dị ứng hay hen trên lâm sàng. Singulair là một trong những thuốc kháng IGE thường được dùng tại nước ta. Tuy nhiên theo công bố thông tin về an toàn dược phẩm của Hoa Kỳ, Singulair có thể làm bệnh nhân thay đổi hành vi cử chỉ trong quá trình sử dụng thuốc thậm chí còn nảy sinh ý định tự sát.
  • Có một số vấn đề sức khỏe cũng đồng thời xuất hiện khi mắc hen ví dụ trào ngược thực quản, viêm xoang, tạm thời ngừng thở khi ngủ… Một số vấn đề về thần kinh cũng thường đi kèm với bệnh hen ví dụ như lo lắng bồn chồn, xác suất xảy ra triệu chứng này là 16 – 52%; những vấn đề về tâm lý tỉ lệ xuất hiện từ 14 – 41%. Cũng bởi vậy, nếu tình trạng hen ở mức độ nghiêm trọng không kiểm soát được tốt nhất nên được chỉ định điều trị và theo dõi thường xuyên bởi các bác sĩ.

5. Điều trị hen suyễn theo Đông y

dieu-tri-hen-suyen-3
Điều trị hen phế quản (hen suyễn) bằng thảo dược
  • Theo Y học cổ truyền, Hen phế quản thuộc chứng Háo Suyễn – Háo Rỗng, tức là khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là suyễn.
  • Nguyên nhân sinh bệnh hen là do công năng của ba Tạng: Tỳ – Phế – Thận không được điều hòa và suy yếu gây nên, trong đó:
    • Chức năng tạng Phế kém dẫn đến việc điều khí rối loạn gây nên hiện tượng khó thở
    • Đờm do tạng Tỳ không vận hóa được mà sinh ra, đờm thấp, đờm bị ứ ở phế quản sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở đối với người bệnh
    • Tạng Thận không nạp khí nên khí nghịch gây khó thở, cò cử.
  • Người bị bệnh hen phế quản luôn sống trong căng thẳng, không dám lao động nặng nhọc, người gầy yếu, xanh xao, có thể dẫn tới tổn thương phổi và suy tim, sức khỏe ngày càng suy kiệt. Hen phế quản tái phát nhiều lần sẽ liên lụy tới Tâm và Thận, xuất hiện các biểu hiện như tim đập nhanh, phù thũng ở những bệnh nhân nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời còn dẫn tới tử vong.
  • Y học hiện đại cho rằng hen suyễn không thể trị khỏi mà chỉ có thể ức chế bệnh. Ngược lại theo Đông y sẽ tập trung điều trị tận gốc căn nguyên sinh bệnh, bệnh ổn định lâu dài mà ít gặp tác dụng phụ hơn so với y học hiện đại. Trên cơ sở biện chứng luận trị và lựa chọn lý pháp phương dược hợp lý sẽ giúp người bệnh hen suyễn khỏe mạnh, cơn hen không tái phát. Đối với hen mạn tính, việc nâng cao, phục hồi và điều hòa 3 tạng Tỳ – Phế – Thận sẽ giúp bệnh chuyển nhanh và không tái phát, nhờ vậy bệnh mới giải quyết hiệu quả được.
  • Thuốc Y học cổ truyền một mặt nâng cao chức năng các Tạng Tỳ – Phế – Thận bị suy yếu, mặt khác điều hòa hoạt động giữa các Tạng đó. Sức đề kháng tăng, sức khỏe được cải thiện, các triệu chứng tại phế quản giảm rõ rệt, hết viêm, đờm được tiêu trừ và không sinh ra, kích ứng giảm làm ho cũng giảm, từ đó các cơn hen kịch phát giảm dần, cơn hen cũng nhẹ và bớt nguy hiểm hơn trước, tiến tới không còn lên cơn và tái phát nữa.
  • Theo Lương y – Dược sĩ Tào Văn Chiến, Hội Đông y thành phố Hà Nội: “Điều trị hen theo Đông y không chỉ chú trọng tới việc làm giảm các triệu chứng biểu hiện bên ngoài mà còn coi trọng việc cải thiện bệnh ở sâu bên trong, nhằm tạo ra các tác dụng bền vững, lâu dài. Nguyên tắc điều trị bệnh cơ bản của Đông y là chữa bệnh phải tìm đến gốc bệnh, làm cho cơ thể khỏe mạnh để tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật, chính khí mạnh thì tà khí sẽ phải lui”.
  • Một trong những bài thuốc hay được sử dụng trong điều trị hen mạn tính là bài cổ phương “Ma hoàng thang”  có tác dụng điều hòa, phục hồi các chức năng Tạng Tỳ – Phế – Thận, cho hiệu quả cao trong bệnh hen phế quản mạn tính, viêm phế quản mạn tính:
    • Ma hoàng: Rất tốt cho người bị ho lâu năm, ho gà, hen phế quản và lap, có tác dụng hạ đờm, cầm suyễn.
    • Khổ hạnh nhân: Chỉ khái bình suyễn, tốt cho người bị ho do phong hàn, ho suyễn do phế nhiệt.
    • Quế chi: Bổ hỏa, hồi dương, ấm thận tỳ, thông huyết mạch, trừ hàn tích.
    • Chích cam thảo: Giải độc tố mạnh.
Ghi nhận tại những cơ sở đã sử dụng thuốc thảo dược được bào chế theo bài thuốc cổ phương này, các chuyên gia y thế nhận định, thuốc hen thảo dược đáp ứng tốt trên các bệnh nhân mắc hen phế quản, viêm phế quản mạn tính và COPD nhờ 3 cơ chế tác động:
  • Giảm ho, tiêu đờm giúp phế quản thông thoáng;
  • Hết co thắt, tiêu viêm, phục hồi phế quản bị tổn thương;
  • Tăng sức đề kháng, ngăn ngừa tái phát.
Thuốc hen thảo dược tốt nhất trên thị trường hiện này là siro Ho Hen PQA. Thuốc hen thảo dược cũng có nhiều lợi thế hơn nhờ là sản phẩm có thành phần hoàn toàn tự nhiên, hạn chế tác dụng phụ, hiệu quả điều trị đảm bảo, giá cả hợp lý và là thuốc việt nên được ưu tiên sử dụng. thuốc đã được cấp phép là thuốc điều trị lưu hành rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

CẦN TƯ VẤN XIN LIÊN HỆDược sĩ Đại học NGUYỄN THỊ THƯỢC 

Địa chỉ: Công ty cổ phần Dược phẩm PQA - Xã Tân Thành - Huyện Vụ Bản - Tỉnh Nam Định
Số điện thoại: 0965222806- 0932233201
Email: pqathanhnam@gmail.com 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *