Thảo dược Đại Hoàng

Thảo dược đại hoàng là gì?

dược liệu đại hoàng
Dược liệu Đại Hoàng

Mô tả

Thân rễ đã cạo vỏ để nguyên hay thái thành phiến phơi hay sấy khô của các loài Đại Hoàng (Rheum palmatum L.) hoặc (Rheum officinale Baillon), hoặc giống lai của hai loài trên, họ Rau răm (Polygonaceae)

Chế biến

Thu hoạch vào cuối mùa thu, khi lá khô héo hay mùa xuân năm sau, trước khi cây nảy mầm. Đào lấy thân rễ, loại bỏ rễ tua nhỏ, cạo vỏ ngoài, thái lát hay cắt đoạn, xuyên dây thành chuỗi, phơi khô.

Các dạng sử dụng

  • Đại hoàng: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi âm can (phơi trong bóng râm) nơi thoáng mát.
  • Tửu đại hoàng (Đại hoàng tẩm rượu): Lấy Đại hoàng phiến, dùng rượu phun ẩm đều, ủ qua, cho vào nồi đun nhỏ lửa, sao hơi se, lấy ra, phơi chỗ mát cho khô. Cứ 100kg Đại Hoàng phiến, dùng 10 lít rượu. 
  • Thục đại hoàng: Đại hoàng thành miếng nhỏ, trộn đều rượu cho vào thung đậy kín, đặt vào nồi nước nấu cách thủy cho chín rồi phơi khô. Cứ 100kg Đại Hoàng cần 30 lít rượu.
  • Đại hoàng thán: Cho phiến Đại hoàng vào nồi, sao to lửa đến khi mặt ngoài đen xém, màu nâu sẫm, nhưng vẫn còn hương vị của Đại hoàng.

Cơ chế hoạt động của đại hoàng

Tính vị: 

vị đắng, tính hàn.

Quy kinh: 

Vào 5 kinh tỳ, vị, đại tràng, tâm bào và can.

Công năng chủ trị:

  • Thanh trường thông tiện: dùng khi vị tràng thực nhiệt dẫn đến bí kết, thậm chí có khi dẫn đến sốt nói mê sảng, phát cuồng. Có thể dùng bài đại tràng thừa khí thang
  • Tả hỏa giải độc: dùng khi có tả hỏa giải độc dẫn đến nôn ra máu, chảy máu mũi; màng kết hợp xung huyết, sung huyết não, lợi bị phù. Khi dùng với tính chất chỉ huyết cần sao cháy (đại hoàng)
  • Trục ứ thông kinh: dùng khi kinh bế tích chỉ hoặc ngã, chấn thương ứ huyết sưng đau.

☯ Tửu đại hoàng: Thanh thượng tiêu (Vị trí Thượng tiêu là từ miệng xuống tâm vị dạ dày, có tạng tâm và phế). Chủ trị: Thương tiêu nhiệt độc mắt đỏ, họng sưng, lợi răng sưng đau.

☯ Thục đại hoàng: Tả hỏa giải độc. Chủ trị: Mụn nhọt, hỏa độc.

☯ Đại hoàng thán: Lương huyết, chỉ huyết. Chủ trị: Huyết nhiệt, chứng xuất huyết có ứ (do tụ máu).

thành phần hóa học của Đại hoàng
Hoạt chất có trong Đại hoàng

Những ứng dụng trong điều trị bệnh của đại hoàng từ cổ xưa được khoa học làm sáng tỏ qua các thử nghiệm phân tích và các nghiên cứu về dược lý, lâm sàng..Qua những nghiên cứu, phân tích khoa học hiện đại mà những tác dụng của Đại hoàng đã được xác định cụ thể, rõ ràng trên cơ sở các thành phần hóa học, từ đó có thể chứng minh một số tác dụng dược lý mà thảo dược này mang lại, cụ thể như sau: 

  • Tác dụng dược lý: thuốc có tác dụng gây tả hạ (đại tiện lỏng), là do các thành phần antraglycozid của nó; trong đó mạnh nhất là chất sennosid A, B, C. Các chất anthraquinon ở thể tự do, qua đường tiêu hóa, chúng bị oxy hóa, do đó có tác dụng giảm, dạng kết hợp được bảo vệ, tới đại tràng, được men phân giải thành dạng aglycon gây kích thích đại tràng, tăng nhu động ruột, giảm thấp sự tái hấp thu của ruột già. Chất tanin trong đại hoàng có tác dụng thu sáp (làm săn lại), cho nên sau khi gây đi ngoài đại hoàng có tác dụng gây bí đại tiện, nếu uống nhiều. Tanin của đại hoàng có thể làm giảm tính thẩm thấu mao mạch, làm mao mạch bền vững, có tác dụng cầm máu. Đại hoàng có tác dụng tăng bài tiết mất, trừ sỏi mật, tăng phân tiết dịch tiêu hóa, giảm thấp lượng cholesterol trong máu.
  • Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc đại hoàng có tác dụng ức chế tụ cầu, liên cầu khuẩn làm tan máu, vi khuẩn viêm phổi, trực khuẩn lỵ, đại tràng, trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn, dịch hạch, diệt trùng roi, ức chế amip, ức chế virus cúm. Emodin có trong đại hoàng với liều 75mg/kg có tác dụng ức chế ung thư vú ở chuột. Rhein ức chế ung thư màng bụng. 

Cách dùng và liều dùng

  • Nhuận tràng, tẩy xổ: ngày dùng 3-12g.
  • Dùng tả hạ không nên sắc lâu
  • Dùng ngoài: Lượng thích hợp, tán bột trộn dấm để bôi, đắp nơi đau.

Kiêng kỵ

  • Không có triệu chứng bệnh do nhiệt thì không nên dùng.
  • Phụ nữ có thai, lúc có kinh nguyệt không nên dùng

Một số sản phẩm có dược liệu đại hoàng trên thị trường

1. PQA Đại Hoàng của dược phẩm PQA

PQA Đại Hoàng

Công dụng: Hỗ trợ nhuận tràng, thông tiện, giảm táo bón

Dùng cho người bị táo bón, người có thói quen ít ăn rau gây táo bón, người có khẩu phần ăn thiếu chất xơ.

2. Viên nén nhuận tràng của dược phẩm Hoa Việt

Sản phẩm có chứa dược liệu đại hoàng

Chỉ định: Trị táo bón (đại tiện bí kết)

3. Viên nang Thanh nhiệt tiêu độc – f của dược phẩm fito pharma

Sản phẩm có chứa dược liệu đại hoàng

Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc.

Chỉ định: Mẩn ngứa, nổi mề đay, nám da. Mụn nhọt, đinh râu, hay bị sưng viêm nướu răng, lở mồm mép. Thanh nhiệt tiêu độc trị chứng cơ thể nóng bứt rứt, tiểu ít và gắt, nước tiểu sậm màu. Hỗ trợ điều trị bệnh viêm da và các bệnh lý da liễu khác như nấm, chàm, vẩy nến… Dùng tốt cho người bệnh viêm gan. Người có thân nhiệt nóng do thường sử dụng rượu bia.

4. Viên nhuận tràng OP.LIZ của OPC

Sản phẩm có chứa dược liệu đại hoàng

Công năng: Viên Nhuận tràng OP.Liz có tác dụng thanh trường, thông đại tiện, tiêu thực, tả hỏa giải độc, tiêu tích trệ, lợi tràng phủ, tả thủy, trục đờm, thông trường vị, kích thích nhu động ruột, kích thích bài tiết mật, sát trùng đường ruột, trị táo bón do thực nhiệt, trị táo bón kèm theo lên men thối ở ruột, viêm ruột kết.

Chỉ định: Nhuận tràng, trị táo bón.

5. Viên hoàn cứng Đại Tràng Hoàn K/H của dược vật tư y tế Khải Hà

Sản phẩm từ dược liệu Đại hoàng

Công dụng: Thông trường, kiện tỳ, ích khí, thanh nhiệt giải độc.

Chỉ định: Trị các chứng bệnh viêm đại tràng do thấp nhiệt như: Đau bụng đầy hơi, ăn uống chậm tiêu, mót rặn, đi ngoài nhiều lần.

6. Thuốc bôi Picado của OPC

Sản phẩm từ dược liệu Đại hoàng

Chỉ định: Điều trị tại chỗ các chứng viêm và nhiễm trùng niêm mạc miệng như: aptơ, viêm miệng, viêm nướu, kích thích do mang răng giả, các vết thương và vết loét vùng miệng.

7. Hoàn cứng Đại tràng hoàn – A.C.P của Đông dược Á Châu

Sản phẩm từ dược liệu đại hoàng

Công dụng: Thông trường, khai uất, giải độc. Điều hoà can, tỳ, ôn trung, giúp tỳ vị mạnh lên, can khí thư thái. Điều trị các chứng viêm đại tràng do thấp nhiệt như: đau bụng đầy hơi, ăn uống chậm tiêu, đi ngoài nhiều lần, mót rặn, phân lỏng nát.

8. Siro Thông táo Khải Hà của dược vật tư y tế Khải Hà

sản phẩm tư dược liệu đại hoàng

Tác dụng: Hành khí, nhuận tràng, tiêu tích.

Chỉ định: Dùng trong các trường hợp: táo bón cấp và mạn tính. Dùng cho người đại tiện khó khăn do: Trương lực cơ yếu, nhu động ruột kém, người già, bệnh nhân sau phẫu thuật, sau cắt trĩ, hoặc uống nhiều kháng sinh.

9. Siro Nhuận tràng thông táo của dược vật tư y tế Hải Dương

Sản phẩm từ dược liệu đại hoàng

Công dụng: Nhuận tràng , thông tiện, hành khí, tiêu ích.

Chỉ định: Các trường hợp táo bón cấp, mạn tính. Những người trương lực cơ yếu, ruột co bóp kém như: trẻ em, người gia, bệnh nhân sau phẫu thuật, người gầy yếu ăn không tiêu, hay bị táo bón.

Ngoài tác dụng trong các bài thuốc liên quan tới bệnh đường tiêu hóa như trên, thảo dược đai hoàng còn xuất hiện trong thành phần 1 số thuốc chữa các bệnh khác như: Livbilnic-Plus (traphaco – điều trị viêm gan), Solvella (traphaco – tác dụng bài sỏi), Hesota (Dược Danaphar – trị sỏi thận) …


Nguồn tham khảo:

  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010, trang 747
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006, trang 291
  • https://drugbank.vn/Ngân hàng dữ liệu ngành Dược

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *