Sa tử cung: Nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng tránh và điều trị

Hình ảnh sa tử cung 1

Sa tử cung ( hay còn gọi là sa dạ con) là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, hay gặp ở phụ nữ nông thôn vào độ tuổi từ 40-50 tuổi. Theo thống kê của Việt Nam bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh, tỷ lệ bệnh này ở phụ nữ trong giai đoạn hoạt động sinh dục là 2%, ở phụ nữ tuổi 40-50 là 8%. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng người phụ nữ nhưng ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và lao động của người bệnh.

Vậy bệnh này là gì, nguyên nhân, triệu chứng, phòng tránh và điều trị ra sao, mời các bạn đọc cùng tìm hiểu với PQA Nam Định ở phần dưới đây nhé

Sa tử cung là gì?

Hình ảnh sa tử cung 3
Sa tử cung là gì?

Tử cung (dạ con) là một cấu trúc cơ bắp được giữ cố định bởi các cơ và dây chằng vùng chậu. Nếu các cơ hoặc dây chằng này căng ra hoặc trở nên yếu đi, chúng không còn khả năng nâng đỡ tử cung, gây ra sa tử cung.

Sa tử cung có thể không hoàn toàn hoặc sa hoàn toàn. Sa không hoàn toàn xảy ra khi tử cung chỉ bị sa một phần vào âm đạo. Sa hoàn toàn xảy ra khi tử cung sa xuống quá mức khiến một số mô nhô ra bên ngoài âm đạo.

Dấu hiệu của bệnh sa tử cung

Hình ảnh sa tử cung 2
Dấu hiệu của sa tử cung

Bệnh tiến triển chậm, có thể kéo dài 5-20 năm. Sau mỗi lần sinh đẻ, bệnh sẽ tiến triển nhanh và nặng hơn. Nhiều phụ nữ bị chứng bệnh này không có triệu chứng. Tuy nhiên, khi bị các triệu chứng sau bạn có thể nghĩ tới việc mình đã bị sa tử cung:

  • Cảm giác đầy hoặc có áp lực trong xương chậu (có thể cảm thấy như đang ngồi trên một quả bóng nhỏ).
  • Cảm thấy có thứ gì đó đang thoát ra từ âm đạo.
  • Rối loạn đại tiểu tiện (đái khó, đái giắt, đái không tự chủ, són đái khi ho hoặc cười …).
  • Mô tử cung phình ra khỏi âm đạo..
  • Đau lưng dưới.
  • Táo bón.
  • Đau đớn khi quan hệ tình dục.

Chẩn đoán sa tử cung thường được phát hiện sau khi khám phụ khoa. Công việc sẽ bao gồm:

  • Hỏi bạn về tiền sử bệnh và khám vùng chậu. 
  • Đánh giá mức độ sa của các cơ quan vùng chậu 
  • Đánh giá các triệu chứng đường tiểu và triệu chứng đi tiểu. 
  • Khám thần kinh và đánh giá sức cơ vùng chậu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Có thể cần phải thực hiện một số cận lâm sàng chuyên biệt như đo niệu động học hoặc chụp cộng hưởng từ

Sa sinh dục (hay sa tử cung) có thể gặp ở 3 độ:

  • Độ I: Sa thành trước âm đạo (kèm theo sa bàng quang) và/hoặc sa thành sau âm đạo (kèm sa trực tràng). Cổ tử cung thấp nhưng còn nằm trong âm đạo, cách âm hộ 3-4cm chưa bị sa ra ngoài.
  • Độ II: Sa thành trước âm đạo (kèm theo sa bàng quang) và/hoặc sa thành sau âm đạo (kèm sa trực tràng). Cổ tử cung thập thò ngoài âm hộ
  • Độ III: Sa thành trước âm đạo (kèm theo sa bàng quang) và/hoặc  sa thành sau âm đạo (kèm sa trực tràng). Cổ tử cung và thân tử cung sa hẳn ra ngoài âm hộ.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây sa tử cung

Sa tử cung xảy ra khi các cơ và mô của sàn chậu bị suy yếu và không thể nâng đỡ sức nặng của tử cung.

Các yếu tố nguy cơ quan trọng có thể kể đến là:

– Chửa đẻ nhiều (nguy cơ cao nhất)

Những người đẻ nhiều lần, để quá sớm, đẻ con quá to, không được đỡ đẻ an toàn và đúng kỹ thuật khiến các dây chằng bị giãn mỏng trở nên mềm yếu hoặc khiến cho các tầng sinh môn bị rách, cơ thắt hậu môn rách sẽ dễ gây sa tử cung.

– Lao động nặng hoặc quá sớm sau sinh

Những trường hợp này làm áp lực tầng sinh môn tăng lên, đè vào đáy chậu. Lúc này các tổ chức vùng đáy chậu chưa hồi phục hoàn toàn nên dễ gây sa tử cung.

– Rối loạn dinh dưỡng

Tình trạng rối loạn dinh dưỡng vùng đáy chậu có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải (suy kiệt, bệnh mạn tính, mãn kinh …) khiến các cơ vùng này bị yếu cũng có thể gây sa sinh dục. Đây là nguyên nhân thường gặp ở phụ nữ trẻ hoặc người đã mãn kinh.

Bất kỳ hoạt động nào gây áp lực lên các cơ vùng chậu đều có thể làm tăng nguy cơ bị sa tử cung. Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này bao gồm:

  • Béo phì
  • Ho mãn tính
  • Táo bón mãn tính.

Điều trị sa tử cung như thế nào?

Nguyên tắc điều trị

  • Phương pháp không phẫu thuật: Nghỉ ngơi, vệ sinh phục hồi chức năng, dùng thuốc
  • Phương pháp phẫu thuật: áp dụng với sa độ 2,3 để nâng đỡ và treo. Trong đó phương pháp phục hồi lại hệ thống nâng đỡ tử cung đạt hiệu quả điều trị cao hơn phương pháp phục hồi các dây chằng treo tử cung. Nên áp dụng các biện pháp phẫu thuật qua đường âm đạo.

Phương pháp không phẫu thuật.

Một số cách đơn giản bạn có thể thực hiện là:

  • Giảm cân để giảm áp lực cơ thể lên vùng xương chậu
  • Thực hiện các bài tập Kegel, là bài tập sàn chậu giúp tăng cường cơ âm đạo.

Dùng thuốc: 

PQA Ích Khí Thăng Dương ứng dụng từ bài thuốc Bổ Trung Ích Khí Thang với công dụng bổ trung ích khí cử hãm, hỗ trợ người bị sa tử cung, sa dạ dày, thoát vị bẹn, trĩ nội, trĩ ngoại.

PQA Ích Khí Thăng Dương – Kế thừa bài thuốc Đông y

pqa-ich-khi-thang-duong-4
nut tu van 7

Theo y học cổ truyền, sa tử cung là do tình trạng trung khí bất túc, khí hư hạ hãm gây nên. Tình trạng các cơ sàn bị giãn, sinh đẻ nhiều lần hoặc lao động nặng, làm tăng áp lực ổ bụng.

Đông y cho rằng, để loại bỏ sa tử cung cần điều trị từ gốc bệnh, dựa theo nguyên lý bổ khí thăng dương, tức bồi bổ khí huyết là chủ yếu để đưa cơ quan tử cung về vị trí ban đầu.

>> Xem thêm: Sa tử cung trong đông y được điều trị như thế nào?

PQA Ích Khí Thăng Dương là sự kết hợp của 8 thành phần dược liệu quý. Với hai cơ chế chính đó là bổ khí thăng dương và bồi bổ tỳ vị, tăng cường chức năng của các cơ quan, giúp bệnh không tái phát.

  • Hoàng kỳ là thành phần chính của bài thuốc, có tác dụng bổ khí huyết, đưa vùng tử cung bị sa về vị trí ban đầu.
  • Kết hợp cùng thăng ma, sài hồi có tác dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, giảm triệu chứng viêm nhiễm, nhiễm trùng, nấm ngứa.
  • Đảng sâm kết hợp trần bì, bạch truật, đương quy, cam thảo có tác dụng bổ tỳ vị, bổ máu, tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp người sa tử cung nâng cao miễn dịch, phòng tránh bệnh lý tái phát.
  • Đồng thời, quá trình thanh lọc, làm mát máu nhằm điều hòa nội tiết tố estrogen, duy trì nét thanh xuân cho chị em phụ nữ.

Lộ trình hiệu quả của PQA Ích Khí Thăng Dương: 

  • 5-7 ngày: Các triệu chứng mỏi lưng, đau bụng âm ỉ giảm rõ rệt.
  • 10-30 ngày: Mô dây chằng dần phục hồi, tử cung bắt đầu được co hồi về vị trí ban đầu.
  • 30-60 ngày: Hệ thống tử cung ổn định, tăng cường hoạt động của các cơ quan chức năng xung quanh vùng tử cung, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Phản hồi của bệnh nhân sau khi sử dụng PQA Ích khí thăng dương chữa khỏi Sa tử cung.

  1. Chia sẻ của chị Như mua thuốc chữa Sa Tử Cung mà chữa luôn cả Trĩ.
z2511393125792 e456d9b5262b03850235c02ed7ff09fc 1

2. Chia sẻ của em Hiếu ở Malaysia:

z2511456825966 9e4e8b0b265b7dc1c546de96e65cbba5

3. Chị Liên sống tại Phường Mỹ Thạnh, Tp Long Xuyên, An Giang chia sẻ sau khi sử dụng sản phẩm PQA Ích Khí Thăng Dương điều trị sa tử cung.

z2511263203976 d4cb11f4a1ac88a33945442cd1e5e405
z2511263225318 436c72d79f7b67de77084bac35cc15c9

4. Chia sẻ của chị Hường gốc Việt nhưng chị sinh sống bên Hàn Quốc lâu rồi.chị bị sa tử cung độ 2, chị đi lại khó khăn và đau buốt lưng, kèm đau bụng.chị đã dùng rất nhiều thuốc điều trị sa tử cung bên Hàn, cả thuốc Việt Nam gửi sang nhưng chị không khỏi lại còn thấy bệnh nặng hơn.tình cờ chị tìm hiểu trên mạng thấy thuốc PQA chữa sa tử cung, chị nhờ chị gái bên Việt Nam gọi nghe tư vấn và đặt thuốc.sau 1 tháng sử dụng Ích Khí Thăng Dương kết hợp với Thăng Dương Khí chị vui mừng báo tin qua zalo.

z2511260902955 e5468a85f34be9db374b9e700f90273a
z2511260902427 cc1efe9df8a55e82fefdfb54f62ab1ba

5. Chị Hoà ở TP-HCM bị sa tử cung cấp độ 2 Sau quá trình điều trị thuốc Ích khí Thăng Dương chị đã khỏi bệnh hoàn toàn Đây là niềm vui của các chị em phụ nữ khi có thuốc tốt để điều trị.

z2511257875523 905ebbc917ab102717dbf0512c7c9576
z2511257889742 e16b14577d27bf96425949f55aacdc01

6. Chi sẻ của Chị Bích Thủy ở TP.Hồ Chí Minh có chị gái bị sa tử cung độ 2 nhiều năm. Đi khám Tây y chỉ định phẫu thuật. Sau 4,5 tháng sử dụng PQA ÍCh Khí Thăng Dương + PQA Kiện Tỳ Ích Trí chị tái khám thì bệnh đã chuyển biến rõ rệt.

z2511479914106 bcfbb98ad775bd14f7eb3b6b70d81b0b

Đặt mua ngay PQA Ích Khí Thăng Dương tại đây:

z2511480650784 ed041a54c66f16d80eff38f4f771dd63
nut tu van 7

Ngoài ra, nếu bạn không muốn phẫu thuật hoặc không thích hợp để phẫu thuật, bạn có thể quyết định đeo một thiết bị hỗ trợ, được gọi là pessary, trong ống âm đạo để hỗ trợ tử cung sa xuống. Thiết bị này có nhiều hình dạng kích cỡ, có thể dùng tạm thời hay vĩnh viễn.

Hình ảnh sa tử cung 4

Phẫu thuật: có 3 phương pháp

  • Phương pháp Manchester: Cắt CTC, làm lại thành trước và thành sau âm đạo, khâu treo lại bàng quang và khâu ngắn dây chằng Mackenroth. Chỉ định đối với người còn trẻ, sa sinh dục độ II.
  • Phương pháp Crossen: Cắt tử cung theo đường âm đạo, khâu các mỏm dây chằng treo tử cung lại với nhau thành một cái võng chắc. Phương pháp này còn có tác dụng nâng đỡ sa trực tràng. Chỉ định với người trên 40 tuổi, sa sinh dục độ III.
  • Phương pháp Lefort: Khâu kín âm đạo lại. Phương pháp này đơn giản nhưng ít được áp dụng vì người phụ nữ sẽ không giao hợp được nữa

Cách phòng tránh sa tử cung (sa sinh dục)

  • Không nên đẻ quá sớm, quá nhiều, quá dày. Nên đẻ ở nơi có điều kiện đỡ đẻ an toàn, đỡ đẻ đúng kỹ thuật.
  • Không nên để cuộc đẻ kéo dài, rặn đẻ lâu. Các thủ thuật sản khoa phải làm đúng chỉ định và kỹ thuật. Trách các sang chấn vùng tầng sinh môn và âm đạo.
  • Nếu rách tầng sinh môn dù nhỏ cũng phải khâu lại.
  • Sau đẻ không nên lao động quá sớm, quá sức.
  • Giảm cân nếu bạn thừa cân
  • Thực hiện chế độ ăn giàu chất xơ và chất lỏng để ngăn ngừa táo bón và căng thẳng
  • Tìm cách điều trị kịp thời cho chứng ho mãn tính, có thể gây thêm áp lực lên các cơ quan vùng chậu của bạn
  • Thực hiện các bài tập Kegel để tăng cường cơ sàn chậu của bạn
  • Bỏ thuốc lá, nếu bạn hút thuốc.

Tham khảo:

  1. Khoa y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội, Bài giảng y học cổ truyền(2016) , tập 2.
  2. https://www.healthline.com/health/uterine-prolapse
  3. https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/uterine-prolapse
  4. https://www.webmd.com/women/guide/prolapsed-uterus
  5. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/uterine-prolapse/diagnosis-treatment/drc-20353464

Bài viết liên quan:

  1. Sa tử cung: Nguyên nhân và cách trị bệnh trong đông y.
  2. Bổ trung ích khí thang
  3. Sa tử cung sau sinh: Cách điều trị, phòng tránh tại nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0965222806