Vị thuốc Kê Huyết Đằng

kê huyết đằng

Kê huyết đằng hay còn gọi là huyết đằng có tên khoa học là Caulis Spatholobi suberecti.Vị thuốc là thân đã thái phiến phơi hay sấy khô của cây Kê huyết đằng (Spatholobus suberectus Dunn), họ Đậu (Fabaceae).

kê huyết đằng
Hình ảnh cây Kê huyết đằng
Nguồn: Cẩm nang nhận thức cây thuốc (2016) – Đại học Dược Hà Nội

Mô tả của dược liệu Kê huyết đằng:

Dược liệu hình trụ to, dài, hoặc phiến thái vát hình bầu dục không đều, dày 0,3cm đến 0,8cm. Bần màu nâu hơi xám, có khi thấy vết đốm màu trắng hơi xám, chỗ mất lớp bần sẽ hiện ra màu nâu hơi đỏ. Mặt cắt ngang: Gỗ màu nâu hơi đỏ hoặc màu nâu, lộ ra nhiều lỗ mạch. Libe có chất nhựa cây tiết ra, màu nâu hơi đỏ đến màu nâu hơi đen, xếp xen kẽ với gỗ thành 3 đến 8 vòng, hình bán nguyệt, lệch tâm. Phần tủy lệch về một bên. Chất khô cứng. Vị chát

Chế biến: 

Vào mùa thu, đông, chặt lấy thân leo, loại bỏ cành và lá, thái phiến, phơi khô

Bào chế:

Dược liệu hình trụ dài, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ngâm ủ đến khi mềm, thái phiến, phơi khô.

Tính vị:

Vị hơi đắng, hơi ngọt, tính ấm.

Quy kinh:

Vào các kinh can, thận.

Công năng chủ trị:

  • Hoạt huyết thư cân, thông kinh lạc: dùng trong các bệnh huyết ứ, cơ nhục sưng đau, kinh nguyệt không đều, có kinh đau bụng. Phối hợp ngưu tất, ích mẫu.
  • Cố thận bổ xương cốt: dùng trong bệnh đau lưng, đau xương, đau các khớp tay chân, phối hợp với xuyên khung, dây đau xương, cẩu tích.
  • Bổ huyết: dùng trong trường hợp huyết dư, phối hợp với hà thủ ô đỏ, huyết giác.

Cách dùng:

Ngày dùng từ 10 đến 16g, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài: Lượng thích hợp.

Bài thuốc có vị thuốc Kê huyết đằng:

  1. Chữa thiếu máu hư lao: Kê huyết đằng 200-300g, tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trong 7-10 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 25 ml. Dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác như Thục địa, Đan sâm, Hà thủ ô đỏ (liều lượng bằng nhau). Còn có thể dùng cao đặc cô từ nhựa, mỗi ngày 2-4g, pha với rượu uống.
  2. Chữa tê thấp, nhức mỏi gân xương: Kê huyết đằng 12g, cây Mua núi 12g, rễ Gối hạc 12g, rễ Phòng kỷ 10g, vỏ thân Ngũ gia bì chân chim 10g, Dây đau xương 10g. Tất cả phơi khô tán nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
  3. Chữa kinh nguyệt không đều: Kê huyết đằng 10g, Tô mộc 5g, Nghệ vàng 4g, sắc uống làm 2 lần trong ngày. Phụ nữ có mang không được dùng.

Công ty dược phẩm PQA cũng có 1 sản phẩm có dụng vị thuốc Kê huyết đằng, đó là sản phẩm PQA Kê Huyết Đằng

kê huyết đằng
Sản phẩm PQA Kê Huyết Đằng

Sản phẩm PQA Kê Huyết Đằng hỗ trợ người bị run chân tay, đau đầu chóng mặt do trúng phong, sản phẩm đã được Bộ y tế cấp phép sử dụng, và được phân phối sử dụng qua website: https://pqanamdinh.com/.

lien-he-tu-van-pqa-chi-huyet

Tham khảo:

  1. Bộ Y tế (2018), Dược điển Việt Nam V, tập 2, trang 1211, Nhà xuất bản Y học.
  2. Bộ Y tế (Vụ khoa học và đào tạo) (2006), Dược học cổ truyền, trang 238, Nhà xuất bản Y học.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *