Nội dung chính
Cỏ mực hay còn gọi là cỏ nhọ nồi có tên khoa học là Eclipta prostrata L , họ Cúc (Asteraceae)
Tên thông dụng ở Việt Nam là Cỏ mực, Cỏ nhọ nồi, Nhọ nồi, Hạn liên thảo, Mặc hạn liên, Kim lăng thảo. Còn có 1 số tên khác ít người biết đến là lệ trường, phong trường, mạy mỏ lắc nà (Tày), nhả cha chát (Thái)
Cỏ nhọ nồi cao từ 10-60 cm, mọc bò hoặc có khi gần như thẳng đứng, có lông trắng, cứng, thưa. Thân màu lục hay màu nâu nhạt hay hơi đỏ tía. Mép lá nguyên hay có răng cưa cạn, hai mặt đều có lông.
Hoa trắng tập hợp thành đầu ở nách lá hay đầu cành, các hoa cái hình lưỡi ở ngoài, các hoa lưỡng tính hình ống ở giữa. Quả bế dẹt có 3 cạnh, có cánh dài 3 mm.
Một số công dụng của Cỏ mực được dùng để điều trị các bệnh như: nôn ra máu từ dạ dày, chảy máu cam, đái ra máu, xuất huyết tử cung, viêm gan mãn tính, viêm ruột, lỵ, trẻ em suy dinh dưỡng, ù tai, rụng tóc do đẻ non, suy nhược thần kinh, nấm da, eczema, vết loét, bị thương, chảy máu, viêm da.
Ngoài ra Cỏ mực còn được dùng làm thuốc sát trùng trong bệnh ho lao, viêm cổ họng, ban chẩn, lở ngứa, đau mắt, sưng răng, đau dạ dày, bệnh nấm ngoài da gây rụng tóc.
Để lý do tại sao cỏ nhọ nồi lại có những tác dụng kỳ diệu như vậy và cách sử dụng cây thảo dược này để chữa bệnh như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết này.
Tác dụng của cỏ nhọ nồi đến từ đâu?
Các nhà khoa học đã nghiên cứu trong cỏ nhọ nồi có rất nhiều chất có tác dụng chữa bệnh. Thành phần hóa học của cây gồm có: alkenynes, alkaloids, cardiac glycosides, flavonoids, coumestans, lipids, polyacetylene, steroids, saponins, steroidal alkaloids, phytosterol, triterpenes. Trong đó triterpenes, flavonoid, thiopenes, coumestans, steroid được coi là thành phần chính.
Mỗi chất hóa học trong cỏ mực làm nên tác dụng của cây thuốc, bạn đọc có thể xem bảng dưới để hiểu cụ thể hơn.
Nhờ việc nghiên cứu các hoạt chất phân lập từ cây nhọ nồi, các nhà khoa học thấy rằng cây có tác dụng sau:
- Chống độc và chống xuất huyết
- Chống tăng sinh
- Chống oxy hóa: có khả năng giảm lipid máu và chống oxy hóa, dùng để điều trị xơ vữa động mạch và tăng lipid máu.
- Chống khối u
- Chống tăng đường huyết: uống dịch lá trong 60 ngày làm hạ đường huyết,
- Kháng khuẩn
- Chống tăng lipid máu, dùng trong các bệnh về gan
- Kháng nọc độc của rắn đuôi chuông nam mỹ
- Chống HIV
- Diệt bọ gậy
- Chống mất trí nhớ
Cây nhọ nồi được sử dụng như một loại thuốc bổ rất mạnh để điều trị nhiễm trùng viêm gan, vàng da, xơ gan, huyết áp, loét, bệnh lao, bệnh trĩ, phát ban, đau đầu gối và thắt lưng, khạc ra máu, chảy máu cam, tiểu máu và tiêu chảy kèm theo phân có máu, chảy máu tử cung bất thường, quáng gà, và các bệnh về mắt và da khác.
Ngoài ra, nó đã được sử dụng trong y học cổ truyền châu Á cho điều trị các rối loạn phụ khoa khác nhau, bao gồm cả viêm tử cung, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều và ung thư nội mạc tử cung.
Cỏ nhọ nồi còn dùng để ngăn ngừa rụng tóc, thúc đẩy sự phát triển của tóc và cũng được sử dụng làm thuốc nhuộm tóc.
Khi sử dụng nước lá để súc miệng răng và nướu được tăng cường và lưỡi được loại bỏ lớp phủ. Ăn 5 lá tươi vào buổi sáng chữa táo bón, tạo cảm giác thèm ăn và hỗ trợ tiêu hóa. Cỏ mực cũng chữa bệnh loét, làm sạch gan, khuyến khích bài tiết mật và điều hòa huyết áp.
Theo y học cổ truyền Việt Nam, cây cỏ mực có vị ngọt, chua, tính lương vào hai kinh can thận.
Công năng, chủ trị: Lương huyết, chỉ huyết, bổ can thận, chữa các chứng huyết nhiệt, ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, chảy máu dưới da, băng huyết, rong huyết, râu tóc sớm bạc, răng lợi sưng đau.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, ỉa chảy phân sống không nên dùng.
Cách sử dụng cỏ nhọ nồi trong đời sống
Vết đứt chảy máu
- Một nắm lá cỏ mực (từ 10 đến 15g) rửa sạch, giã nhuyễn sau đó dùng để đắp lên vết thương
Chữa thổ huyết và chảy máu cam
- Rửa sạch cành, lá cỏ mực
- Giã nát cành, lá sau đó ép lấy nước uống
- Dùng nước uống để cầm máu
>> Xem thêm: Sản phẩm chuyên trị chảy máu cam của PQA
Trị chứng tiểu ra máu
- Rửa sạch lá cây cỏ mực và mã đề
- Giã 2 loại lá trên sau đó ép lấy nước uống
- Uống 3 chén một ngày trước bữa ăn
Trĩ ra máu
- Cây cỏ mực để nguyên rễ, cành, lá từ 30 đến 50g
- Rửa sạch rễ, cành, lá giã nhuyễn tất cả sau đó cho vào một chén rượu nóng
- Dung dịch đặc để uống và lấy bã đắp vào khu vực trĩ ra máu
- Sử dụng từ 3 đến 5 ngày
Chữa râu tóc bạc sớm
Bài 1:
- Cỏ mực với lượng tùy dùng, rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, cô lại lần nữa
- Cho vào lọ, khi dùng lấy 1-2 thìa canh hòa nước đun sôi còn ấm hoặc cho ít rượu gạo để uống. Ngày 2 lần, cao này có tác dụng bổ thận, ích tinh huyết
Bài 2:
- Cỏ mực 1-2 kg, cho vào nước ép lấy dịch đặc trộn với bột nữ trinh tử đã được chế sẵn như sau: nữ trinh tử 300-1000g ngâm rượu 1 ngày, bóc vỏ, rang khô tán bột
- Làm viên hoàn bằng mật ong
- Mỗi lần uống 10g, ngày uống 3 lần với rượu gạo hâm nóng. Hoàn này bổ can thận, xanh đen râu tóc, khỏi đau lưng mỏi gối
Chữa rong kinh
- Nếu nhẹ lấy cỏ mực tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc nước uống
- Nếu huyết ra nhiều cần phối hợp thêm lá trắc bách diệp, hoặc cây huyết dụ…
>> Xem thêm: Sản phẩm PQA Điều Kinh – Sử dụng cỏ nhọ nồi để hết đau bụng kinh, rong kinh
Trẻ tưa lưỡi
- Cỏ mực tươi 4g, lá hẹ tươi 2g giã nhuyễn lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cách 2 giờ 1 lần
Trẻ hay cáu gắt, nổi khùng cắn cấu, đêm ngủ không yên (do tích trệ, khí nhiệt, can hỏa bốc)
- Cỏ mực 20g (dưới 3 tuổi dùng 12g) thêm 203 quả táo mật. Nấu với 2 bát nước cho đến khi còn 1 bát. Chia 3 lần uống.
Chữa ho, hen, ho lao, viêm cổ họng
- Ngày dùng 6 đến 12g dưới dạng sắc uống hay làm thành viên mà uống
Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, kém sức, ăn không ngon, gầy yếu
- Cỏ mực 100g, Cỏ mần trầu 100g, Gừng khô 50g, các vị chặt nhỏ sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần
Loét ống tiêu hóa chảy máu
- Cỏ mực 30g, Cỏ bấc 30g, đun sôi uống
Tài liệu tham khảo:
- Bộ Y tế (2018), Dược điển Việt Nam V, tập 2, NXB Y học.
- Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học.
- Quyết định 4664/QĐ-BYT năm 2014 ban hành bộ tranh cây thuốc mẫu sử dụng trong cơ sở khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Ethnopharmacological uses, phytochemistry, biological activities, and biotechnological applications of Eclipta prostrata https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28623383/ Truy cập ngày 25/11/2021.
- A review on traditional uses, phytochemistry and pharmacology of Eclipta prostrata (L.) L. https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0378874118340285 Truy cập ngày 25/11/2021.